ClockThứ Tư, 09/10/2024 08:02

Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ: Triệu chứng giản đơn, hậu quả nghiêm trọng

TTH - Nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời, hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ sẽ gây ra các bệnh lý về rối loạn chuyển hóa, tim mạch, đột quỵ não… thậm chí tử vong.
Các chuyên gia nước ngoài tập huấn điều trị bệnh nhân bị ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ 

Khổ sở vì buồn ngủ ngày

Theo lịch hẹn, ông Lê Q.C. (72 tuổi, TP. Huế) đến tái khám tại Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế. Nghe ông bảo ăn uống chưa được tốt lắm, bác sĩ khuyên ông nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, tăng lượng rau củ quả để dễ tiêu hóa, nâng sức đề kháng cho cơ thể.

Ít ai biết rằng, ông C. từng mắc chứng bệnh “lạ”: Ngủ ngáy, buồn ngủ ban ngày, đau đầu, mất tập trung… Đi khám nhiều nơi, điều trị nhiều chuyên khoa khác nhau nhưng không đáp ứng. Sau ba năm, ông C. nhập viện tại Khoa Nội tiết Thần kinh Hô hấp BVTW Huế. Qua thăm khám, khai thác triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ nhận định ông mắc hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ.

Dùng máy đo đa ký hô hấp, kết quả chỉ số ngưng giảm thở AHI ông Lê Q.C. lên tới con số 59, mắc hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ mức độ nặng. Bệnh nhân (BN) được tư vấn điều trị theo hướng giảm cân, xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, vệ sinh giấc ngủ, sử dụng thở máy không xâm nhập CPAP hàng đêm khi ngủ. Sau 4 tháng điều trị, tình trạng buồn ngủ ban ngày không còn, chỉ số ngưng giảm thở AHI của ông C. còn dưới 2,0. Lần đo AHI mới nhất của ông còn 0,9. Ông C. chia sẻ: “Gia đình biết tôi ngủ ngáy chứ không nghĩ đây là một dấu hiệu liên quan đến bệnh lý. May đi khám ra đúng bệnh, điều trị đúng hướng nên sức khỏe cải thiện dần”.

Cùng mắc căn bệnh này, BN Nguyễn H. M. H., 41 tuổi, Đà Nẵng, một lao động tự do cũng khổ sở không kém. Triệu chứng biểu hiện rõ nhất của anh H. là cơ thể mệt mỏi, hay ngủ gật ban ngày. Có khi đang cầm điện thoại, anh buồn ngủ ngang, đi xe máy cũng không dám điều khiển, tình cảnh này kéo dài suốt 5 năm trời. Được tuyến đầu tư vấn, anh H. cắt amydales, nong đường thở nhưng tình hình không chuyển biến, lại còn bị ảnh hưởng tim mạch. Sau khi chuyển đến BVTW Huế điều trị, bệnh thuyên chuyển dần, giấc ngủ trở về gần như người bình thường.

Theo các chuyên gia, hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ (OSA) có biểu hiện đặc trưng bởi các cơn ngừng thở, giảm thở lặp đi lặp lại do tắc nghẽn đường hô hấp trên trong khi ngủ. Tình trạng buồn ngủ ban ngày quá mức sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn khi người bệnh tham gia giao thông.

Chưa được quan tâm nhiều, dễ nhầm lẫn

Bác sĩ Nguyễn Thanh Đạt, Khoa Nội tiết Thần kinh Hô hấp, BVTW Huế cho hay, thực hiện các bước chẩn đoán, các bác sĩ sẽ hội chẩn đánh giá đa chuyên khoa Nội hô hấp, Răng Hàm Mặt, Tai mũi họng. Điều trị hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ bao gồm kiểm soát các yếu tố nguy cơ, triển khai kỹ thuật thông khí áp lực dương không xâm nhập. Nếu bệnh nhân có các bất thường về vùng hàm mặt, mũi họng gây hẹp đường thở trên, sẽ được chỉ định can thiệp phẫu thuật… “Rất ít người để ý đến hội chứng này, bởi tình trạng ngủ ngáy của bản thân; tình trạng mất ngủ, đau đầu, mệt mỏi dễ nhầm lẫn với các căn bệnh khác… Do đó, việc phát hiện căn bệnh ở tuyến dưới khá khó khăn. Có người đi khám, nhập viện đến 8 lần”, bác sĩ Đạt nói thêm.

Trước thực trạng ít được nhận diện và dễ gây nhầm lẫn, BVTW Huế đã thực hiện khóa đào tạo nâng cao về bệnh lý giấc ngủ trong khuôn khổ hợp tác với Hội Hô hấp Pháp – Việt (VFPV) nhằm cập nhật, nâng cao kiến thức về bệnh lý giấc ngủ cho các y bác sĩ và nối cầu trực tuyến đến 400 cán bộ y tế trong cả nước. Hiện nay, tại Việt Nam, hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ chưa được các bác sĩ lâm sàng quan tâm nhiều. Do đó, việc tổ chức các khóa học, tăng cường truyền thông sẽ giúp nhận diện căn bệnh sớm, điều trị hiệu quả.

BSCKII. Hoàng Lan Hương, Phó Giám đốc BVTW Huế thông tin: “Một nghiên cứu gần đây cho thấy người mắc căn bệnh này chiếm tỷ lệ hơn 8%. Tình trạng thiếu ô xy máu mãn tính với người bị bệnh này sẽ ảnh hưởng nhiều đến các cơ quan khác trong cơ thể như tim, phổi, thận, tụy… gây bệnh lý rối loạn chuyển hóa, đái tháo đường, tăng huyết áp, đột quỵ não, nhồi máu cơ tim… Nếu được chẩn đoán sớm, BN sẽ được điều trị, mang lại hiệu quả cho người bệnh. Chúng tôi đã sàng lọc, phát hiện một số trường hợp. Qua điều trị can thiệp nhiều BN đã quay trở về cuộc sống thường nhật, giấc ngủ ngon hơn trước”.

Ngưng thở khi ngủ (Obstructive Sleep Apnea – OSA) là sự rối loạn trong giấc ngủ, trong đó có hiện tượng ngưng thở hơn 10 giây hay giảm thông khí nhiều lần trong đêm kèm triệu chứng ngủ ngáy, ngủ ngày quá mức. Ước tính toàn cầu có hơn 936 triệu người mắc hội chứng này ở độ tuổi 30 - 69. Bệnh thường gặp nhất ở tuổi trung niên, thường gặp ở nam giới, những người béo phì, bất thường cấu trúc đường hô hấp trên (amidales quá phát, lưỡi to, hàm nhỏ, …), uống nhiều rượu bia, sử dụng thuốc an thần…
Bài, ảnh: LINH GIANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đấu thầu thuốc, trang thiết bị vật tư y tế:
Vướng, nghẽn chừng nào, người bệnh lãnh đủ chừng ấy

Cách đây gần chục năm, “cửa sổ tâm hồn” của tôi bỗng trở chứng. Đi khám, rồi chữa chạy theo chỉ định của bác sĩ. Chữa dài dài hơn nửa thập kỷ, tháng nào cũng tái khám theo hẹn, cũng điểm, cũng chích thuốc theo chỉ định. Bệnh có dừng, không tiến triển theo chiều hướng xấu. Rất mừng! Nhưng rồi một hôm, sáng ngủ dậy bỗng thấy có triệu chứng bất thường....

Vướng, nghẽn chừng nào, người bệnh lãnh đủ chừng ấy
Các nước ASEAN cảnh báo nguy cơ tử vong do ngủ trong xe ô tô

Tháng trước, một thảm kịch đã xảy ra ở Malaysia khiến người dân địa phương bàng hoàng. Quyết định chợp mắt trong một chiếc ô tô đang nổ máy đã mang lại kết cục bi thảm đối với 4 sinh viên đại học, trong đó 3 người tử vong vì ngộ độc khí carbon monoxide (CO). Các sinh viên này được phát hiện trong tình trạng bất tỉnh trong chiếc xe MPV đậu tại một cây xăng. Cảnh sát địa phương cho biết một người tử vong tại chỗ, còn hai nười khác tử vong tại một bệnh viện gần đó.

Các nước ASEAN cảnh báo nguy cơ tử vong do ngủ trong xe ô tô
“Ăn, ngủ” cùng đất

Từ đôi tay chai sần của vợ chồng bà Trần Thị Thanh Tùng, ông Lê Chiến (tổ 1, tổ dân phố 3, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới), các loài hoa, rau màu luôn đâm chồi nảy lộc trên gần 1.000m2 đất.

“Ăn, ngủ” cùng đất
Một bé trai bị đuối nước trên đầm phá

Ngày 12/7, ông Phan Đăng Bảo, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Lợi (huyện Quảng Điền) cho biết, tại khu vực đầm phá thôn Ngư Mỹ Thạnh đã xảy ra một vụ đuối nước thương tâm.

Một bé trai bị đuối nước trên đầm phá
Ngủ trên dòng sông “thơ”

“Ngủ đò” trên sông Hương từng là nét độc đáo của Huế và trong tương lai không xa nữa, du khách sẽ được sử dụng dịch vụ độc đáo này bằng những chiếc thuyền đầy đủ tiện nghi, thưởng thức những dịch vụ đẳng cấp, mang nét truyền thống của Huế.

Ngủ trên dòng sông “thơ”

TIN MỚI

Return to top