ClockThứ Ba, 24/11/2020 17:51

Nguy cơ lây nhiễm COVID-19 ở Việt Nam luôn hiện hữu

TTH.VN - Sáng 24/11, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới với 63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương tại hơn 700 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã. Bộ trưởng Bộ Y tế, GS.TS. Nguyễn Thanh Long chủ trì cuộc họp tại đầu cầu trung ương.

Châu Âu hoặc hành động tích cực, hoặc đối mặt với đợt dịch thứ baQua 80 ngày, cả nước không có ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồngViệt Nam có thêm 9 ca mắc Covid-19 mới đều được cách ly khi nhập cảnh

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chủ trì Hội nghị tại đầu cầu trung ương

Nhiều nguy cơ thường trực

Thời gian qua, Chính phủ, các ngành và chính quyền địa phương các cấp đã rất cố gắng để kiểm soát dịch bệnh COVID-19, đưa cuộc sống trở lại bình thường. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới vẫn đang diễn biến rất phức tạp, nên Việt Nam tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh xâm nhập từ bên ngoài và rất có thể trở thành hiện thực.

Tính đến sáng 24/11, Việt Nam đã trải qua 82 ngày không ghi nhận ca bệnh COVID-19 trong cộng đồng. Trên thế giới, tốc độ lây nhiễm dịch bệnh chưa có dấu hiệu chậm lại. Thời gian qua các cấp các ngành đã triển khai tích cực các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong nước nhưng vẫn không thể đảm bảo kiểm soát được 100% người nhập cảnh.

Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết, từ đầu năm tới nay đã phát hiện hơn 20.000 người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam với thủ đoạn nhập cảnh trái phép ngày càng tinh vi. Thời gian qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng đã được duy trì trên 6.000 chốt đường mòn và phát hiện hơn 20.000 trường hợp nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Chỉ riêng trong ngày 23/11, có 77 trường hợp nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

Trong khi đó, tại các khu cách ly, dù Bộ Y tế đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nhưng vẫn có tình trạng lơ là, chểnh mảng trong giám sát, cách ly, đặc biệt là ở các khách sạn, lưu trú dân sự. Tại các địa phương có tổ chức cách ly cho người nhập cảnh tại các cơ sở lưu trú, khách sạn, việc phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành vẫn có nơi chưa chặt chẽ.

Luôn nghĩ đến tình huống xấu nhất

Hiện nay, cả nước có 137 phòng xét nghiệm SARS-CoV-2, với công suất xét nghiệm tối đa của cả hệ thống khoảng 51.000 mẫu/ngày. Trong đó, đã có 91/137 đơn vị được phép thực hiện xét nghiệm khẳng định COVID-19. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các địa phương, đơn vị tiếp tục nâng cao năng suất xét nghiệm, tập huấn cho nhân viên y tế việc lấy mẫu và việc lấy mẫu trong tình huống dịch. Đây chính là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu để phát hiện người bệnh, từ đó tiếp tục khẩn trương cách ly, khoanh vùng và xử lý dịch hiệu quả.

Kiểm soát, khai báo y tế tại Bệnh viện Trung ương Huế

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế, GS.TS. Nguyễn Thanh Long đã nêu rõ 5 vấn đề đề nghị các ngành, các địa phương tăng cường phối hợp để đảm bảo thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 với mức độ an toàn cao nhất.

Đó là: Thực hiện đúng theo hệ thống văn bản điều hành phòng, chống dịch bệnh COVID-19; Tăng cường kiểm soát chặt chẽ đối với người nhập cảnh và xử lý nghiêm các trường hợp nhập cảnh trái phép; Đảm bảo người nhập cảnh vào Việt Nam phải được giám sát ít nhất 28 ngày; Đảm bảo an toàn phòng, chống COVID-19 trong bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh; Đặc biệt, luôn chuẩn bị cho tình huống xấu là phát hiện ra ca nhiễm trong cộng đồng để chuẩn bị cho các tính huống xử lý khi thực tế có xảy ra.

“Các địa phương phải luôn nghĩ đến tình huống xấu nhất là phát hiện ca bệnh trong cộng đồng tại địa phương mình để chuẩn bị sẵn sàng các phương án xử lý. Có như vậy, khi thực tế có tình huống đó xảy ra thật thì việc ứng phó mới có thể bình tĩnh, không bị lúng túng”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Tin, ảnh: Đồng Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phòng, chống tội phạm trộm cắp, cướp giật dịp cuối năm

Theo Trung tá Lê Ngọc Minh, Đội trưởng Đội Cảnh sát Hình sự (CSHS) Công an TP. Huế, dự báo những tháng cuối năm nay và đầu năm 2025 tình hình tội phạm sẽ còn diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng; đặc biệt là tội phạm trộm cắp, cướp giật do người dân thường có tâm lý chủ quan và lo toan làm ăn, buôn bán dịp lễ, tết.

Phòng, chống tội phạm trộm cắp, cướp giật dịp cuối năm
Tăng cường vị thế của ASEAN về nhân quyền thông qua đối thoại

Kể từ năm 2007, ASEAN đã có những bước tiến trong việc đưa nhân quyền vào khuôn khổ của nhóm. Các cột mốc chính bao gồm thành lập Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) vào năm 2009 và thông qua Tuyên bố Nhân quyền ASEAN (AHRD) vào năm 2012. Những sáng kiến này được thiết kế để báo hiệu cam kết của ASEAN trong việc đưa nhân quyền làm nền tảng cho chiến lược phát triển khu vực.

Tăng cường vị thế của ASEAN về nhân quyền thông qua đối thoại
Return to top