Châu Âu có thể phải đối mặt với đợt dịch COVID-19 thứ ba vào đầu năm 2021. Ảnh minh họa: NBC News/Đà Nẵng Online
Theo đó, đặc phái viên David Nabarro trả lời báo giới: “Các nước đã bỏ lỡ việc xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết trong những tháng mùa hè, sau khi họ đưa đợt dịch đầu tiên vào tầm kiểm soát. Bây giờ châu Âu đang có đợt dịch thứ hai. Nếu điều này không được đảm bảo, chúng tôi sẽ đón đợt dịch thứ ba vào đầu năm sau”.
Chỉ trong một thời gian ngắn, Châu Âu đã chứng kiến tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 giảm dần, song hiện con số đang tăng trở lại. Chỉ tính riêng ngày 21/11, Đức và Pháp đã ghi nhận thêm tổng cộng 33.000 ca nhiễm COVID-19 mới. Trong khi đó, Thụy Sĩ và Áo cũng ghi nhận hàng ngàn ca nhiễm mỗi ngày, Thổ Nhĩ Kỳ cũng vừa báo cáo số ca nhiễm mới kỷ lục 5.532 trường hợp.
Cũng theo ý kiến của ông David Nabarro, vị lãnh đạo cao ngợi phản ứng của các quốc gia châu Á như Hàn Quốc, nơi tỷ lệ lây nhiễm hiện nay tương đối thấp, với người dân hoàn toàn nhất trí tham gia chống dịch, thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng dịch. Cụ thể là giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, cách ly ngay khi có bệnh, rửa tay và khử trùng các bề mặt tiếp xúc. Những hành động này giúp bảo vệ các nhóm nguy cấp nhất.
Ngoài ra, toàn châu Á cũng đã không nới lỏng các hạn chế sớm.
Trong một diễn biến khác, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã kêu gọi Liên minh vaccine COVAX bắt đầu đàm phán ngay với các nhà sản xuất vaccine để đảm bảo cung cấp thuốc, xét nghiệm và vaccine COVID-19 cho thế giới công bằng và giá cả phải chăng. Theo bà Angela Merkel, điều quan trọng nhất lúc này là COVAX phải đàm phán với cá nhà sản xuất vaccine tiềm năng bằng số tiền mà họ có. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trong và cần thiết, nhất là khi COVAX đã huy động được 5 tỷ USD, bao gồm hơn 500 triệu Euro, tương đương 600 triệu USD từ Đức.
Đan Lê (Lược dịch từ CNA)