ClockThứ Tư, 06/07/2022 09:26

Sốt xuất huyết: Nguyên nhân – triệu chứng – dự phòng

Ca sốt xuất huyết tăng vọt, đã có 92.000 người mắc, 36 trường hợp tử vongThứ trưởng Y tế: Hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong do sốt xuất huyếtPhòng, chống sốt xuất huyết: Phát quang bụi rậm và chú ý nguồn nước sạchCả nước ghi nhận 77.000 ca sốt xuất huyết, 30 trường hợp tử vong6 dấu hiệu người mắc bệnh sốt xuất huyết cần đến cơ sở y tế điều trị

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Chủng virus này lây từ người mắc bệnh sang người khỏe mạnh do bị muỗi vằn cái đốt. Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm có mức độ nguy hiểm, có thể gây ra các biến chứng nặng nề như: shock, suy đa tạng, trụy tim mạch, xuất huyết nội tạng,… thậm chí là tử vong.

Nguyên nhân: Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue (tuýp D1, D2, D3, D4) gây ra. Virus có thể lây nhiễm từ người mắc bệnh sang người khỏe mạnh do muỗi vằn cái (Aedes aegypti). Loài muỗi này phát triển mạnh vào mùa mưa, khí hậu nóng và ẩm ướt.

Muỗi vằn có màu đen, chân và thân có đốm trắng vằn vện. Muỗi vằn cái chứa virus gây bệnh sốt xuất huyết thường đốt người vào sáng sớm và chiều tối. Loại muỗi này thường trú đậu tại quần áo, chăn màn, chum, vại, lu, vùng nước tù đọng, ao hồ, hốc cây,…

Bệnh sốt xuất huyết có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người lớn – đặc biệt là ở những khu vực có mật độ dân số đông, vệ sinh kém và có nhiều ao nước đọng.

Hiện nay chưa có thuốc và vaccine phòng ngừa đặc hiệu đối với bệnh sốt xuất huyết. Do đó điều trị chủ yếu là cải thiện triệu chứng lâm sàng, nâng đỡ thể trạng và ngăn ngừa biến chứng.

Mặc dù là bệnh lý phổ biến nhưng sốt xuất huyết có mức độ nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng nếu không kịp thời điều trị.

Triệu chứng nhận biết sốt xuất huyết: Sốt xuất huyết phát triển theo từng giai đoạn với triệu chứng và biểu hiện có sự khác biệt rõ rệt. Ngoài ra mức độ triệu chứng còn phụ thuộc vào độ tuổi và thể trạng của người mắc bệnh.

Sốt xuất huyết mới phát - độ I: Sốt cao có thể lên đến 40.5 độ C, đau nhức cơ và khớp, đau đầu, đau hố mắt, ói mửa, buồn nôn; Phát ban, da xung huyết, chán ăn, xuất hiện chấm xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam; Giai đoạn này kéo dài trong khoảng 2->7 ngày và có triệu chứng tương tự bệnh viêm họng, viêm mũi họng, tiêu chảy,…

Sốt xuất huyết độ II (Sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo): Người mệt mỏi, suy kiệt thể trạng rõ rệt, lừ đừ, li bì, đau bụng ở vùng gan (vùng hạ sườn phải); Xuất huyết niêm mạc, tiểu ít, nôn nhiều, da xanh tái.

Sốt xuất huyết nặng: Xuất huyết nặng, suy tạng, ứ dịch ở khoang màng phổi và ổ bụng, hạ huyết áp, huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu nhiều, dẫn đến trụy tim mạch và shock có thể không hồi phục.

Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết: Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính có mức độ nguy hiểm và đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Khác với các bệnh truyền nhiễm do virus khác (tay chân miệng, thủy đậu), sốt xuất huyết vẫn có khả năng tái nhiễm cho các tuýp virus Dengue khác.

Mặc quần áo dài, mang vớ, ngủ màn, dùng nhang muỗi,… giúp hạn chế nguy cơ bị sốt xuất huyết; Ngủ màn, mang vớ và mặc quần áo dài để hạn chế muỗi đốt; Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, làm sạch các vùng nước tù đọng và đậy kín chum nước để hạn chế muỗi vằn, đẻ trứng, sinh sôi và phát triển mạnh; Nên vệ sinh cống rãnh và đường xá ở khu vực sinh sống bởi đây là không gian muỗi trú ngụ và đẻ trứng; Sử dụng nhang muỗi và phun thuốc diệt muỗi thường xuyên - đặc biệt là trong mùa mưa (nhiệt độ và độ ẩm tăng lên đáng kể); Thường xuyên nhổ cỏ và tỉa cây để hạn chế muỗi và các loại côn trùng trú ngụ, phát triển; Nên thả cá vào ao hồ lớn để diệt loăng quăng; Thu gom và tiêu hủy các vật dụng phế thải như lọ, vỏ dừa, chai,… Đồng thời đậy kín hoặc lật úp các dụng cụ chứa nước khô sử dụng; Thay nước bình hoa thường xuyên; Có thể trồng một số loại cây có tác dụng đuổi muỗi để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Trong thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh, nên sử dụng các loại kem bôi trị muỗi kết hợp các biện pháp trên để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.

TS. BS. Nguyễn Đức Hoàng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đề xuất phương án khắc phục kỹ thuật liên quan đến các chuyến tàu trật bánh qua địa bàn Phú Lộc

Chiều 12/9, lãnh đạo Công ty CP Đường sắt Bình Trị Thiên thông tin: Hội đồng kỹ thuật của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) vừa tiến hành phân tích, đánh giá kết luận; đồng thời đưa ra phương án khắc phục hai chuyến tàu bị trật bánh khi qua địa bàn Lăng Cô (Phú Lộc) mới đây.

Đề xuất phương án khắc phục kỹ thuật liên quan đến các chuyến tàu trật bánh qua địa bàn Phú Lộc
Tìm nguyên nhân nhiều chuyến tàu trật bánh qua địa bàn Phú Lộc

Đó là thông tin được chia sẻ từ lãnh đạo Chi nhánh khai thác đường sắt (KTĐS) Thừa Thiên Huế-Tổng công ty đường sắt Việt Nam (ĐSVN) vào ngày 5/9. Theo đó, Tổng công ty ĐSVN đã thành lập một hội đồng gồm nhiều cơ quan đang tiến hành phân tích, đánh giá, nhận định và sẽ đưa ra kết luận chính thức trong vài ngày tới để có giải pháp khắc phục triệt để.

Tìm nguyên nhân nhiều chuyến tàu trật bánh qua địa bàn Phú Lộc
Thông tin doanh nghiệp:
Nguyên nhân thoái hoá khớp gối – phòng ngừa thoái hoá khớp gối

Trước đây, thoái hoá khớp gối được xem là căn "bệnh của người già", nhưng ngày nay, tình trạng này đang ngày càng phổ biến ở nhóm người trẻ. Sự gia tăng này là một hồi chuông báo động về sức khỏe cộng đồng, bởi thoái hóa khớp gối có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, ảnh hưởng đến khả năng vận động, sinh hoạt và làm việc.Vậy đâu là “Nguyên nhân thoái hoá khớp gối ?”. Hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh là bước đầu tiên để phòng ngừa và điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả.

Nguyên nhân thoái hoá khớp gối – phòng ngừa thoái hoá khớp gối

TIN MỚI

Return to top