ClockThứ Tư, 05/06/2019 06:15

An toàn vệ sinh thực phẩm cho sinh viên

TTH - Không học bán trú như học sinh, song an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho sinh viên (SV) vẫn được các đơn vị, cơ sở đào tạo chú trọng, nhất là ở các căng tin.

Tăng cường công tác vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ bán trúVệ sinh an toàn thực phẩm gắn với văn minh đô thị

Căng tin tại ký túc xá Trường Bia

Kiểm soát & cam kết trách nhiệm

Căng tin Trường đại học (ĐH) Kinh tế, ĐH Huế mỗi buổi sáng có khoảng 100 SV ra vào ăn uống. Khác với các căng tin bên ngoài, thời gian SV ăn uống thường tập trung thành đợt, vào trước giờ học và thời điểm giải lao, mỗi đợt khá đông.

Hiện nay, hầu hết các cơ sở đào tạo đều có căng tin dịch vụ, chủ yếu do đơn vị, cá nhân đấu thầu. SV ăn uống ở căng tin trường học hoặc ký túc xá do thói quen ngủ dậy muộn, tranh thủ ăn vào giờ nghỉ giữa tiết, nên các căng tin ngoài bán nước hay cà phê còn phục vụ ăn sáng, ăn trưa cho SV. “Căng tin có nhiều món như bánh canh, bánh mỳ, cơm… chế biến cũng ngon nên tiện lợi, dễ lựa chọn”, Thanh Hiền, SV thường xuyên ăn ở căng tin chia sẻ.

Lượng SV sử dụng thực phẩm tại các căng tin lớn đặt ra vấn đề kiểm soát ATVSTP. Theo đại diện các trường và ký túc xá, ngoài các quy định thủ tục, giấy chứng nhận về ATVSTP thì các đơn vị cũng bắt buộc chủ các căng tin làm cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hiện đúng quy định về điều kiện an toàn thực phẩm trong cung cấp dịch vụ ăn uống và chịu trách nhiệm nếu vi phạm.

Ông Hồ Nhật Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Phục vụ sinh viên ĐH Huế cho biết, định kỳ mỗi năm 2 lần, trung tâm tổ chức đoàn kiểm tra (có sự tham gia của cán bộ y tế) về cơ sở nấu ăn, các thủ tục giấy tờ. Ngoài ra, bộ phận phụ trách của trung tâm hằng tháng kiểm tra đột xuất, không chỉ các căng tin mà còn có các quầy cà phê sinh viên, quầy tạp hóa. “Hai ký túc xá Trường Bia và Tây Lộc có 3 căng tin phục vụ SV. Đông nhất là giai đoạn mùa thi, SV ít nấu ăn mà đến căng tin ăn các buổi trong ngày. Vấn đề kiểm soát ATVSTP luôn được siết chặt”, ông Thành nói.

Anh Trần Duy Hòa, chủ căng tin Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế khẳng định, trước sự giám sát, nhắc nhở của nhà trường và các cơ quan liên quan, nguyên liệu căng tin đều mua ở điểm cung ứng nguyên liệu có uy tín. Nhân viên căng tin thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng của hàng hóa đóng gói như sữa, bánh mì tươi và sẽ trả lại đại lý khi gần hết hạn (theo thỏa thuận).

Nhắc nhở sinh viên

Theo đại diện các đơn vị, kiểm soát được căng tin trường học, ký túc xá nhưng vấn đề thực phẩm ở bên ngoài mà SV sử dụng thì thực sự đáng lo. Với nguồn chi tiêu hạn hẹp, không ít SV chọn những địa điểm ăn uống, mua sắm giá rẻ, nhiều trường hợp có thói quen ăn uống ở các quán lề đường. “Vấn đề ATVSTP bên ngoài trường học, ký túc xá, nhà trường không thể kiểm soát được nên rất đáng lo”, đại diện Trường ĐH Nông lâm chia sẻ.

Trước nỗi lo trên, hiện các trường tăng cường tổ chức các đợt tuyên truyền, để nhắc nhở SV chú ý vấn đề ATVSTP, nhất là trong các đợt sinh hoạt công dân, các sự kiện trong tháng hành động vì an toàn thực phẩm. Ngoài ra, một số đơn vị phối hợp các căng tin đưa ra chính sách giá căng tin phù hợp, bằng giá các quán bình dân bên ngoài để thu hút SV, nhằm kiểm soát tốt hơn vấn đề ATVSTP.

Hiện, tại các trường ĐH đều có bộ phận y tế, thông qua các hoạt động chăm sóc sức khỏe chú trọng nhiều hơn công tác truyền thông, nhắc nhở SV các vấn đề liên quan đến ATVSTP, nguy cơ dẫn đến ngộ độc thức ăn tại các điểm ăn uống thiếu ATVSTP.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành trình “vượt vũ môn” của học sinh vùng cao

Trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, Trường THCS&THPT Hồng Vân (huyện A Lưới) có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 100%. Hầu hết học sinh là người dân tộc thiểu số, điều kiện đến trường, học tập còn khó khăn, nhưng các em đã nỗ lực vượt khó để chạm tới ước mơ.

Hành trình “vượt vũ môn” của học sinh vùng cao
Những lưu ý dành cho học sinh chuẩn bị vào lớp 10

Bước vào cấp trung học phổ thông (THPT), học sinh lớp 10 bước sang giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp theo mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018. Vì vậy, các em cần tìm hiểu và có sự chuẩn bị để không gặp khó khăn ngay từ năm đầu cấp.

Những lưu ý dành cho học sinh chuẩn bị vào lớp 10
Kiểm soát, sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế an toàn, hiệu quả

Số liệu của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho thấy, ước tính trong 6 tháng đầu năm, mức sử dụng Quỹ Khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bình quân trên toàn quốc là 50,6%. Đáng lưu ý, cùng với việc gia tăng số lượt khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, chi phí bình quân cho mỗi lượt khám, chữa bệnh trong 6 tháng đầu năm 2024 cũng tăng khoảng 8,6% so với cùng kỳ năm 2023…

Kiểm soát, sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế an toàn, hiệu quả
Cân đối quỹ thời gian cho sinh viên đi làm thêm

Lần đầu tiên quy định về quản lý giờ làm thêm của học sinh, sinh viên không quá 24 giờ/tuần được Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội đề xuất đưa vào dự thảo Luật Việc làm. Hạn chế giờ làm thêm được xem là một chính sách cần thiết, nhằm đảm bảo cho sinh viên có đủ thời gian tập trung vào việc học và được trả lương phù hợp, không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng quy định.

Cân đối quỹ thời gian cho sinh viên đi làm thêm

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top