ClockThứ Bảy, 05/11/2016 14:08

Vào mùa cúm, coi chừng... tử vong

Chỉ là dấu hiệu mệt mỏi, sụt sịt... dễ đến dễ đi nhưng không ít bệnh nhân bị cúm sau đó bị bội nhiễm viêm phổi, viêm cơ tim, nếu chủ quan có thể dẫn tới tử vong. Trong khi đó, mùa đông là mùa cảm cúm với các ca mắc tăng mạnh.

Tiến triển viêm phổi nhanh

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Phụ trách khoa Cấp cứu (Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư) cho biết, cứ vào mùa đông xuân các ca nhập viện do cúm lại tăng lên. Đặc biệt những người có sức đề kháng kém, mắc bệnh mãn tính, người già, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ dễ mắc hơn cả. Tuy cúm mùa thường có diễn biến nhẹ, chỉ khỏi sau 5 ngày đến 1 tuần nhưng không ít trường hợp bệnh nặng. Đó là do virus cúm làm suy giảm hệ miễn dịch, dẫn đến viêm phổi do bội nhiễm vi khuẩn.

Một số khác virus lại tấn công trực tiếp gây viêm phổi với tổn thương lan toả rộng, diễn tiến suy hô hấp rất nhanh. Lại có trường hợp bị virus cúm tấn công gây viêm cơ tim, nguy hiểm đến tính mạng. Hàng năm, Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư đều tiếp nhận các ca cúm A/H1N1 hoặc cúm B trong tình trạng suy hô hấp, X.quang cho thấy phổi trắng xoá, phải điều trị thở máy, thậm chí tử vong.

Người già, trẻ nhỏ rất dễ mắc cúm (ảnh chụp tại Bệnh viện Bạch Mai). Ảnh: Diệu Linh

Theo PGS-TS Trần Như Dương - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính chủ yếu do các chủng virus cúm A/H3N2, cúm A/H1N1, cúm B gây ra. Bệnh cúm tồn tại quanh năm nhưng phát triển mạnh vào mùa đông. Nguyên nhân do thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh, độ ẩm không khí thay đổi đột ngột khiến cơ thể không thích ứng kịp, tạo thuận lợi cho sự xâm nhập của virus cúm. Tại Việt Nam, mỗi năm cũng ghi nhận khoảng 1,5-1,8 triệu ca cúm với các chủng cúm do virus cúm A/H3N2, cúm A/H1N1, cúm B.

Tỷ lệ các ca bệnh mắc các chủng cúm thường “luân phiên” lẫn nhau, lúc cúm B nhiều, lúc cúm A nhiều. Theo PGS Dương, người dân không nên coi thường cảm cúm mà nên nghỉ ngơi hợp lý và điều trị các triệu chứng. Tuy nhiên, người bệnh phải luôn “nghe ngóng” sức khoẻ của mình. Nếu thấy bệnh không đỡ, kèm theo sốt cao, đau ngực, khó thở phải đi bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Cúm không dùng kháng sinh

Theo bác sĩ Cấp, sai lầm của nhiều bệnh nhân bị cúm là dùng thuốc kháng sinh khi thấy có dấu hiệu sốt, sổ mũi, ho nhẹ vì nghĩ mình bị viêm đường hô hấp. Trong khi đó kháng sinh “vô dụng” với virus cúm, thậm chí còn khiến người bệnh chủ quan “đã uống thuốc” mà không đi viện. “Thuốc kháng virus chỉ có tác dụng với các trường hợp có các triệu chứng cúm sau 2-3 ngày. Đối với các trường hợp bị viêm phổi nặng, gây thương tổn các tổ chức trong cơ thể thì thuốc kháng virus bị “vô hiệu”. Do đó, người bệnh nên đến viện càng sớm càng tốt khi thấy khó thở, sốt cao” – bác sĩ Cấp khuyến cáo.

PGS Trần Như Dương cũng lưu ý, bệnh cúm lây truyền qua dịch nước bọt, nước mắt, nước mũi nên chỉ cần tiếp xúc gần với người bệnh là dễ nhiễm virus cúm. Virus cúm còn dính ở tay, các vật tiếp xúc với bệnh nhân nên việc bắt tay, dùng đồ đạc chung với bệnh nhân cũng có thể gây bệnh. Người dân khi mắc bệnh cúm nên chủ động phòng ngừa cho người thân và cộng đồng bằng cách đeo khẩu trang khi tiếp xúc, nói chuyện. Người khoẻ nên thường xuyên rửa tay, nâng cao sức khoẻ của bản thân. Ngoài ra, người dân có điều kiện nên đi tiêm vaccine phòng cúm vào tháng 10, tháng 11...

Theo Dân Việt

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Ấm tình mùa đông” hỗ trợ phụ nữ khó khăn xã biên giới Hồng Bắc

Ngày 18/11, tại Nhà văn hóa xã Hồng Bắc (A Lưới), Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp Trường tiểu học Phường Đúc (TP.Huế) tổ chức chương trình “Ấm tình mùa đông” lần thứ 9 năm 2024, hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

“Ấm tình mùa đông” hỗ trợ phụ nữ khó khăn xã biên giới Hồng Bắc
Đừng chủ quan với mưa bão

Dù đã được tuyên truyền, cảnh báo nhưng vẫn có người chủ quan với mưa bão, nhất là sau những trận mưa bão đi qua. Ở đâu đó, vẫn có những hậu quả đau lòng, những thiệt hại không đáng có.

Đừng chủ quan với mưa bão
Không chủ quan với bệnh liên cầu lợn

Ngày 11/10, báo cáo bệnh truyền nhiễm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh ghi nhận thêm ca bệnh liên cầu lợn (LCL) tại phường Hương Xuân, TX. Hương Trà. Điều này thêm một lần nữa lên tiếng cảnh báo người dân tuyệt đối không chủ quan với bệnh này, vì nó có tỷ lệ gây tử vong rất cao.

Không chủ quan với bệnh liên cầu lợn
Đừng chủ quan trước và sau bão, lũ

Bão số 4 và các đợt mưa lớn đã đi qua nhưng người dân không nên chủ quan trong các hoạt động sản xuất, đi lại, nhất là đánh bắt thủy, hải sản trên biển, trên sông và đầm phá.

Đừng chủ quan trước và sau bão, lũ

TIN MỚI

Return to top