ClockChủ Nhật, 13/03/2022 14:19

Thắp lên những yêu thương

TTH - Trời Huế, mùa này đẹp. Trong sự đẹp đẽ kiêu sa của tiết trời. Trong dịch COVID -19 bùng phát trên toàn tỉnh, đâu đó, tình người vẫn bao la.

Nơi “COVID-19 vẫn chưa giảm độ khốc liệt”Thành lập Trung tâm nghiên cứu và điều trị COVID-19 Trung ương Huế

Tác giả tại Trung tâm Nghiên cứu và điều trị COVID-19 Trung ương Huế

Nhận quyết định được đi vào khu điều trị bệnh nguy kịch của bệnh nhân COVID-19 tại Trung tâm Nghiên cứu và điều trị COVID-19 Trung ương Huế tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, chúng tôi nguyện mang trái tim mình trao đổi để có sức khỏe dồi dào, có một khối óc linh mẫn, có một yêu thương đong đầy, có một rung động cao quý nhất trên cả khoa học.

Để giúp cho những bệnh nhân tại trung tâm vượt qua cơn bạo bệnh, tôi đã tham gia chống dịch hơn một lần. Nỗi sợ không nằm ở bệnh nhân, không nằm ở những đêm dài thức trắng. Nó nằm ở nơi đáy tim mỗi người. Khi được phân công nhiệm vụ tại khu bệnh nguy kịch, khu bệnh nặng, thật lòng mà nói đó là cả vinh dự. Bởi ở đó là nơi giành lại sự sống cho mỗi sinh mệnh. Tử vong có thể đến bất cứ thời khắc nào, vượt qua tài năng và kiến thức của bất cứ y, bác sĩ nào.

Chúng tôi luôn cố gắng, nỗ lực hết mình trong công tác điều trị để bệnh nhân không bị chuyển tầng từ phòng bệnh nặng lên phòng cận hồi sức và từ phòng cận hồi sức lên phòng hồi sức nguy kịch. Để làm được điều này rất cần sự hoạt động hết mình, sự dõi theo từng nhân viên y tế đang làm việc tại trung tâm đối với mỗi người bệnh, có vậy mới đảm bảo cho người bệnh khi chuyển vào trung tâm. Ở những khu bệnh nặng nguy kịch, bệnh quá khó, đòi hỏi chuyên môn cao cần lắm những y bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm "dày" trong nghề.

Khi nhận lệnh điều động công tác làm việc tại khu bệnh nguy kịch, tôi không hề từ nan. Trong tim tôi, không có nói nỗi sợ khi không làm được. Hơn mười năm qua, với tôi, được làm việc, được học tập, trưởng thành trong môi trường Bệnh viện Trung ương Huế là một niềm tự hào. Khi đón nhận vai trò, trách nhiệm công việc được giao này, tôi mang theo tình yêu thương của trái tim mình vào trong cuộc chiến.

Trong giấc mơ, tôi đã mơ về giây phút những bệnh nhân COVID-19 giã từ sự sống tại Bình Dương, những ngày tôi tham gia chống dịch ở đó. Cảm giác ấy vẫn còn rất mới và sẽ mãi theo trong đời tôi. Tôi sẽ vận dụng tất cả sự học tập được rèn luyện trong môi trường tốt sau nhiều năm công tác, phát huy khả năng tối đa của mình trong điều trị, chăm sóc bệnh nhân COVID-19. Để bệnh nhân nhiễm COVID-19, khi đến khu điều trị cuối cùng, dù nguy kịch hay bệnh nặng, vẫn an yên.

Tháng ba rồi, trời Huế một màu xanh xanh, trong bình yên của mỗi sớm mai tươi đẹp vẫn còn một nơi chiến đấu bền bỉ. Đó chính là Trung tâm Nghiên cứu và điều trị COVID-19 Trung ương Huế. Tất cả những nhân viên y tế đã và đang làm việc tại đây vẫn một lòng tâm huyết cùng bệnh nhân. Nhiều nhân viên y tế trở thành F0, ngay cả tôi. Cảm giác buồn là vì bệnh nhân đang rất cần sự chăm sóc và điều trị của chính mình. Nhưng cũng có điều tốt là mỗi nhân viên y tế sau khi nhiễm bệnh sẽ hiểu được cảm giác “bệnh”, tâm lý người bệnh khi mắc COVID-19, để từ đó khi quay trở lại công việc sẽ chăm sóc và điều trị bệnh nhân tốt hơn.

Đêm nay trong phiên trực dài, bệnh nhân vào trung tâm đã được điều trị khá tối ưu mọi mặt. Tôi đi thăm từng bệnh phòng, nhìn thấy bệnh nhân, họ đang chìm sâu vào trong giấc ngủ vùi, lòng cảm giác yên tâm. Trời đêm đã bắt đầu chuyển sáng. Một đêm dài sắp qua đi… bao mệt mỏi rồi sẽ tan biến. Chào ban mai bằng những yêu thương ngọt ngào. Ước mong của mỗi người tại trung tâm thật giản đơn: dịch bệnh được đẩy lùi, những bệnh nhân được xuất viện trở về gia đình... được quay lại với cuộc sống bình thường mới.

Phạm Văn Huệ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhà yêu thương từ những “mảnh ghép”

Căn nhà là có thật, còn “mảnh ghép” là biểu tượng của sự chung tay từ lời kêu gọi thông qua trang web, fanpage và các đội nhóm tình nguyện của Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Từ tình yêu thương của cộng đồng, một mái ấm dần thành hình và tương lai sẽ có nhiều mái ấm như thế…

Nhà yêu thương từ những “mảnh ghép”
Gom đủ yêu thương

Mỗi khi có chuyện không vui, nàng lại đi mua hoa. Nàng thích đi bộ ra khu chợ gần nhà. Gọi là “gần”, nhưng đến nơi thì mồ hôi cũng lấm tấm trên vầng trán. Mà kỳ thực, ra đến hàng hoa là nàng thấy tâm trạng tốt hơn. Cũng có thể do năng lượng tích cực từ sắc hoa tươi tắn, hoặc đi bộ giúp tinh thần thư thái hơn. Cả hai điều này đều được khoa học minh chứng hẳn hoi.

Gom đủ yêu thương
Chia sẻ yêu thương với người bệnh

Nhằm cải thiện bầu không khí nặng nề, u buồn, đau đớn trong bệnh viện, đặc biệt là ở những nơi dành cho bệnh nhân ung bướu, bệnh nhi..., nhóm tình nguyện viên (TNV) thuộc dự án “Một bức tranh - nhiều hy vọng” đã có sáng kiến đặt những bức tranh, ảnh đẹp, tươi sáng vào phòng bệnh và hành lang.

Chia sẻ yêu thương với người bệnh
Vẫn có nắng trong cơn mưa chiều

Bạn vừa chuyển cho em tấm ảnh đang lội bì bõm trên đường phố lớn, luôn có một câu hài hước như tính bạn thuở nào “Gửi gấp một chiếc thuyền giấy”, kèm theo icon cái miệng cười toe, hở mấy cái răng sún.

Vẫn có nắng trong cơn mưa chiều
Ai có gì giúp nấy, vì miền Bắc yêu thương

Ngoài các tổ chức, đội nhóm, có những cá nhân hướng về đồng bào bị thiên tai phía Bắc với nhiều hành động ý nghĩa như mời ăn, hỗ trợ chỗ ngủ miễn phí, uống cà phê chuyển khoản về Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam…

Ai có gì giúp nấy, vì miền Bắc yêu thương
Return to top