ClockThứ Hai, 15/02/2021 08:18

Chuyên gia người Nhật tử vong ở Hà Nội là ca mắc COVID-19 thứ 2229 tại Việt Nam

Bộ Y tế cho biết, tính từ 18h ngày 14/2 đến 6h ngày 15/2, Việt Nam có thêm 1 ca mắc COVID-19 mới là ca nhập cảnh được cách ly ngay.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ chúc Tết lực lượng biên phòng tuyến biên giới Việt-LàoNgân hàng khởi động chế độ phòng chống dịch ở cấp độ mớiĐẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặtHọc sinh tựu trường vào ngày 1/9Sức mạnh của sự gắn kếtKiểm soát các phương tiện vận chuyển hành khách, hàng hóa để phòng dịch hiệu quả

Bộ Y tế cho biết, tính đến 6h ngày 15/2: Việt Nam có tổng cộng 1330 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 637 ca.

Thông tin ca mới: 1 CA MẮC MỚI (BN2229) là ca nhập cảnh. Cụ thể:

- CA BỆNH 2229 (BN2229): nam, 54 tuổi, quốc tịch Nhật Bản, chuyên gia công ty TNHH Mitsui, Việt Nam. Bệnh nhân nhập cảnh vào làm việc tại Việt Nam ngày 17/1/2021 tại Sân bay Tân Sơn Nhất. Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được cách ly tập trung tại Phường 2, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh từ 17-31/1, có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV2 (vào các ngày 17 và 31/1). Ngày 01/2, bệnh nhân bay ra Hà Nội và trú tại một khách sạn ở quận Tây Hồ.

Trong khoảng thời gian từ ngày 01-13/2, bệnh nhân đi lại, làm việc giữa khách sạn và công ty. Khoảng 19h ngày 13/2, bệnh nhân được phát hiện tử vong trong phòng khách sạn. Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm ngày 14/2, bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Nguyên nhân tử vong đang được điều tra làm rõ.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 152.690, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 683.

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 18.232.

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 133.775.

Về tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19:

- Số ca âm tính với SARS-CoV-2:

+ Lần 1: 39

+ Lần 2: 12

+ Lần 3: 9

- Số ca tử vong: 35 ca.

- Số ca điều trị khỏi: 1.534 ca.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Return to top