ClockThứ Ba, 02/02/2021 18:55

Ngân hàng khởi động chế độ phòng chống dịch ở cấp độ mới

TTH.VN - Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng trên địa bàn đồng loạt triển khai các giải pháp tăng cường chống dịch nhằm đảm bảo công tác an ninh tiền tệ trên địa bàn trước, trong và sau tết.

Trao hàng trăm suất quà cho người nghèoSacombank trao 894 triệu đồng sửa chữa 4 trường họcGiảm lãi suất: Đón dòng vốn mùa cao điểm

Xây dựng kịch bản ứng phó

Tại các ATM đều có khuyến cáo chống dịch và nước rửa tay sát khuẩn

Càng gần thời điểm tết, nhu cầu giao dịch tại các ngân hàng càng tăng trong khi tình hình dịch COVID-19 phức tạp trở lại, các ngân hàng đồng loạt triển khai nhiều giải pháp vừa chống dịch vừa đảm bảo an toàn cho cán bộ công nhân viên.

Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh tỉnh có rất đông lượng khách hàng đến giao dịch. Trước đó, Agribank đã có sẵn nước rửa tay sát khuẩn, khẩu trang cho khách hàng khi đến giao dịch thì giờ đây các quy định này càng được siết chặt hơn. Mỗi khách hàng đến giao dịch đều được nhân viên bảo vệ yêu cầu đeo khẩu trang và sát khuẩn cẩn thận khi bước vào trụ sở.

Đội ngũ nhân viên, giao dịch viên… cũng được trang bị khẩu trang và bảo hộ khi giao dịch với khách hàng.

Ông Trần Đình Khoái, Phó Giám đốc Ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh chia sẻ: “Sau khi tái phát dịch COVID-19 trong cộng đồng, ngân hàng bật chế độ phòng chống dịch COVID-19 ở một cấp độ mới. Tại hội sở chính và các phòng giao dịch đều trang bị nước rửa tay sát khuẩn và khẩu trang miễn phí cho khách hàng chưa có khẩu trang. Tại các điểm đặt máy ATM, ngân hàng chỉ đạo nhân viên thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn, đặt sẵn nước rửa tay và dán thông báo đề nghị khách hàng rửa tay sát khuẩn trước khi thực hiện các giao dịch trên máy.

Các kịch bản xử lý tình huống như khách hàng đến giao dịch; nhân viên bị cách ly, nghi nhiễm, nhiễm COVID-19 cũng được xây dựng nhằm kịp thời nhằm có phương án dự phòng đảm bảo ngân hàng hoạt động liên tục, xuyên suốt cũng được ngân hàng này triển khai.

Tại các ngân hàng thương mại khác, để đảm bảo sức khỏe cho nhân viên và khách hàng, việc trang bị sẵn nước rửa tay, khẩu trang y tế phát miễn phí cũng được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.

Ưu tiên thanh toán trực tuyến

Ngoài đảm bảo an toàn cho người dân khi giao dịch tại ngân hàng và các điểm ATM, Ngân hàng Nhà nước còn yêu cầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn đảm bảo cung ứng tiền mặt tại hệ thống ATM. Mọi hoạt động giao dịch thiết yếu như gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền, các dịch vụ ngân hàng trực tuyến online, máy ATM phải đảm bảo thông suốt. 

Tại trụ sở Agribank Thừa Thiên Huế, đội ngũ bảo vệ túc trực nhắc nhở người dân rửa tay và đeo khẩu trang

Tại Ngân hàng VietinBank, ngoài triển khai các giải pháp phòng dịch cho nhân viên, khách hàng thì các khách hàng đến giao dịch đều được nhân viên ngân hàng hướng dẫn cài đặt và sử dụng các giao dịch điện tử trên các ứng dụng điện thoại thông minh và internet Banking. Chi nhánh đã triển khai các ứng dụng thanh toán trên điện thoại di động như VietinBankipay, đồng thời miễn 100% phí chuyển khoản thanh toán, chuyển tiền, mua hàng trong cùng hệ thống ngân hàng và cả liên ngân hàng bằng các giao dịch trực tuyến. 

Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, ngoài các giải pháp phát khẩu trang miễn phí, chuẩn bị sẵn nước rửa tay diệt khuẩn tại các quầy giao dịch, khuyến khích khách hàng sử dụng các giao dịch online trong mùa dịch, tăng cường các giao dịch tài chính cá nhân không dùng tiền mặt trong đời sống hàng ngày cũng là giải pháp ngăn ngừa và đẩy lùi dịch COVID-19. Đó cũng là động lực thúc đẩy chủ trương đẩy mạnh giao dịch không dùng tiền mặt đi vào đời sống.

Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, hiện, giao dịch không dùng tiền mặt đang có những bước tiến quan trọng. Tính đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 235 máy ATM, 1.376 máy POS đang hoạt động. Các dịch vụ thanh toán qua internet banking, QR CODE ngày càng sử dụng rộng rãi với tổng giao dịch qua internet  là 17.862 tỷ đồng tăng 63,5% so với năm 2018, giao dịch qua kênh di động đạt 28.058 tỷ đồng tăng 153,5% so với năm 2018 và sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm 2021.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách

Ngày 25/10, Đoàn công tác của Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam do ông Ngô Văn Cương, thành viên HĐQT NHCSXH Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách
CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NGÂN HÀNG:
Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ

Chuyển đổi số ngành ngân hàng đã và sẽ góp phần quan trọng kéo gần khoảng cách trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng, nhất là các địa phương vùng sâu, vùng xa..., là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh với Thừa Thiên Huế Cuối tuần.

Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ
Cần phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Nguyễn Thanh Bình tại Phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế sáng 8/10.

Cần phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách

TIN MỚI

Return to top