ClockThứ Sáu, 02/06/2023 10:48

Đề xuất giải pháp tháo gỡ cơ chế, đảm bảo cung ứng đủ vaccine cho Chương trình tiêm chủng mở rộng

Đối với việc bảo đảm cung ứng vaccine cho chương trình tiêm chủng mở rộng trong điều kiện một số địa phương bị gián đoạn cung ứng, thiếu vaccine cục bộ, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết: Hiện nay, chương trình tiêm chủng mở rộng vẫn tiếp tục triển khai tiêm các vaccine sẵn có tại các điểm tiêm chủng của xã, phường. Đối với vaccine nhập khẩu 5 trong 1, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y đang chủ động thực hiện các quy trình bảo đảm đúng quy định pháp luật cũng như nhu cầu sử dụng của người dân để việc mua sắm vaccine cho chương trình tiêm chủng mở rộng được thực hiện một cách nhanh nhất.

Ban Chỉ đạo quốc gia sẽ họp xem xét chuyển COVID-19 xuống nhóm BBộ Y tế đình chỉ, thu hồi lô thuốc Myomethol do vi phạm chất lượng6 lọ thuốc hiếm điều trị ngộ độc Botulinum do WHO viện trợ khẩn cấp đã về đến Việt Nam

leftcenterrightdel
 Việc cung ứng vaccine đã bị ảnh hưởng dẫn đến gián đoạn cung ứng, thiếu vaccine cục bộ tại một số địa phương. Ảnh: Đan Phương/Báo Tin tức

Thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của dịch COVD-19, việc cung ứng vaccine đã bị ảnh hưởng dẫn đến gián đoạn cung ứng, thiếu vaccine cục bộ tại một số địa phương. Đối với các vaccine sản xuất trong nước, Chương trình tiêm chủng mở rộng đã cung ứng đủ số lượng vaccine của năm 2022 và gối đầu đến tháng 7/2023. Riêng vaccine Viêm gan B, vaccine phòng Lao sử dụng đến tháng 8/2023. Vaccine Viêm não Nhật Bản có thể sử dụng đến hết tháng 9/2023, vaccine sởi, sởi - rubella, bOPV đủ dùng hết tháng 7/2023. Vaccine uốn ván và IPV (bại liệt tiêm) hiện còn tại các tuyến đủ đáp ứng đến hết năm 2023. Vaccine nhập khẩu 5 trong 1 bị thiếu trên toàn quốc từ tháng 2/2023 do năm 2022 đã tiến hành các thủ tục đấu thầu mua sắm vaccine theo quy định, tuy nhiên đã không có nhà thầu tham gia. Hiện nay, chương trình tiêm chủng mở rộng vẫn tiếp tục triển khai tiêm các vaccine sẵn có tại các điểm tiêm chủng xã, phường.

Đề xuất phương án đảm bảo cung ứng vaccine trong các năm 2023, 2024

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, đối với việc rà soát, thống kê nhu cầu vaccine tiêm chủng mở rộng, Bộ Y tế đã tổng hợp nhu cầu đăng ký vaccine tiêm chủng mở rộng những tháng còn lại năm 2023 và đến tháng 6/2024.

Về cơ chế đấu thầu tập trung cấp quốc gia, đàm phán giá, những năm qua, Bộ Y tế thực hiện mua sắm thông qua hình thức đấu thầu tập trung, đàm phán giá đối với các loại: thuốc lao, thuốc ARV và vaccine DPT-VGB-Hib (vaccine 5 trong 1) và có thể tiếp tục thực hiện ngay cả khi không được bố trí ngân sách Trung ương.

Đối với 9 loại vaccine sản xuất trong nước, các đơn vị sản xuất vaccine trong nước là doanh nghiệp nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế, nên không đủ tư cách hợp lệ tham gia đấu thầu theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Đấu thầu; khoản 4 Điều 2 Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Như vậy, Bộ Y tế không thể thực hiện đấu thầu tập trung đối với vaccine sản xuất trong nước (ngay cả khi Bộ Y tế được bố trí ngân sách Trung ương).

Theo Bộ Y tế, trường hợp mua theo phương thức đặt hàng, cần được thực hiện như sau: Các địa phương đăng ký nhu cầu với Bộ Y tế; thực hiện ủy quyền cho Bộ Y tế đặt hàng. Bộ Y tế căn cứ vào số lượng, nhu cầu thông báo cho các cơ sở sản xuất để xây dựng phương án giá đặt hàng tính đủ các yếu tố chi phí; tổng hợp phương án giá, gửi Bộ Tài chính để thẩm định. Các địa phương căn cứ vào số lượng đã đăng ký, giá được duyệt, thực hiện ký hợp đồng mua và thanh toán trực tiếp cho đơn vị sản xuất. 

Để thực hiện phương thức này, phải thực hiện một trong hai phương án. Phương án 1: Sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 4 Điều 8 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP, khoản 7 Điều 1 Nghị định số 149/2016/NĐ-CP; Điều 7 Nghị định 32/2019/NĐ-CP, Bộ Tài chính là đơn vị chủ trì xây dựng, trình Chính phủ, việc sửa các Nghị định sẽ mất rất nhiều thời gian, không đáp ứng yêu cầu cấp bách hiện nay. Phương án 2 là ban hành Nghị quyết của Chính phủ, cho phép Bộ Y tế thực hiện cơ chế đặt hàng đối với vaccine sản xuất trong nước trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Liên quan đến cơ chế mua theo phương thức đặt hàng, theo quy định tại điểm g khoản 4 Điều 8 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP và khoản 7 Điều 1 Nghị định số 149/2016/NĐ-CP, cụ thể: UBND tỉnh quy định "giá sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công và hàng hóa, dịch vụ được địa phương đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất, kinh doanh sử dụng ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật". Do đó, khi nhiệm vụ mua vaccine được chuyển về địa phương, thẩm quyền đặt hàng của địa phương là phù hợp với các quy định.

Theo quy định này, trường hợp không được bố trí ngân sách cho Bộ Y tế mua vaccine, sẽ có vướng mắc: Bộ Y tế không có thẩm quyền đặt hàng cũng như xác định giá đặt hàng. Từ năm 2022 trở về trước, Bộ Y tế được giao kinh phí ngân sách Trung ương nên có thẩm quyền đặt hàng.

Bộ Tài chính không có thẩm quyền phê duyệt giá khi Bộ Y tế đặt hàng. Bộ Tài chính không phê duyệt đơn giá đặt hàng khi thanh toán bằng nguồn ngân sách địa phương, chỉ phê duyệt đơn giá khi đặt hàng, thanh toán bằng nguồn ngân sách Trung ương. 

Đối với các loại vaccine nhập khẩu, gồm 3 loại: 

Vaccine bại liệt IPV hiện đã có đủ cho nhu cầu năm 2023 và 2024 từ nguồn viện trợ, sẽ cấp phát cho địa phương. 

Vaccine DPT-VGB-Hib (vaccine 5 trong 1 phòng viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib), Bộ Y tế thực hiện việc mua sắm theo hình thức đàm phán giá theo quy định tại Thông tư 15/2020/TT-BYT ngày 10/8/2020 của Bộ Y tế. Các địa phương đăng ký số lượng, đơn vị mua sắm tập trung của Bộ Y tế tiến hành đàm phán giá, ký thỏa thuận khung. Các địa phương ký hợp đồng, thanh toán trực tiếp cho nhà cung cấp từ nguồn ngân sách địa phương (như các địa phương đề nghị).

Vaccine phòng bệnh do virrus Rota: hiện nay có 3 số đăng ký lưu hành ( hai số đăng ký lưu hành vaccine nhập khẩu và một số đăng ký lưu hành của nhà sản xuất trong nước ). Tuy nhiên, vaccine này không thể đấu thầu tập trung cấp quốc gia được vì nhà sản xuất trong nước không đủ tư cách hợp lệ khi tham gia đấu thầu; hai nhà cung cấp nước ngoài, vaccine có thành phần định lượng không giống nhau, dẫn đến không đưa về cùng một mặt bằng tiêu chí kỹ thuật để đấu thầu (do chỉ có 2 loại, nếu ghi rõ thêm các tiêu chí kỹ thuật sẽ chỉ rõ loại vaccine, vi phạm quy định đấu thầu), mức giá kê khai chênh lệch nhau nhiều.

Bộ Y tế đề xuất phương án mua vaccine này như sau: Bộ sẽ thông báo cho địa phương đầy đủ thông tin, mức giá kê khai để địa phương lựa chọn, đăng ký nhu cầu. Căn cứ vào nhu cầu đăng ký của địa phương, Bộ Y tế thực hiện mua sắm theo hình thức đàm phán giá đối với vaccine nhập khẩu và đặt hàng đối với vaccine sản xuất trong nước.

Như vậy, đối với các loại vaccine nhập khẩu (trừ Rota): sử dụng nguồn viện trợ hoặc đấu thầu tập trung theo quy định hiện hành và không có vướng mắc. Đối với 10 loại vaccine sản xuất trong nước (trong đó có Rota sản xuất trong nước), Bộ Y tế đề nghị được Chính phủ cho thực hiện mua theo phương thức đặt hàng.

Kiến nghị Chính phủ ban hành cơ chế mua sắm vaccine

Do không thể thực hiện mua sắm theo hình thức đấu thầu tập trung cấp quốc gia hoặc mua sắm trong trường hợp đặc biệt theo Điều 26 của Luật đấu thầu đối với các vaccine tiêm chủng mở rộng sản xuất trong nước (do các đơn vị sản xuất trong nước là doanh nghiệp nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế, nên không đủ tư cách hợp lệ tham gia đấu thầu theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Đấu thầu, khoản 4 Điều 2 Nghị định 63/2014/NĐ-CP và không thể mua sắm theo quy định từ điều 21 đến điều 25 Luật Đấu thầu), để đáp ứng yêu cầu vaccine cấp bách hiện nay, Bộ Y tế kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị quyết cho phép thực hiện cơ chế mua sắm vaccine cho Chương trình tiêm chủng mở rộng từ nguồn ngân sách địa phương.

Cụ thể, nội dung chính của Nghị quyết là: Đối với 10 loại vaccine (Bạch hầu, Ho gà, uốn ván (DPT); Vaccine uốn ván hấp phụ (TT); Vắc xin phòng lao đông khô (BCG); vaccine uốn ván, bạch hầu hấp phụ (Td); Viêm não Nhật Bản; Viêm gan B; Sởi; Sởi - Rubella (MRVAC); Bại liệt (bOPV)) và Rota sản xuất trong nước, tổng hợp nhu cầu của các địa phương, thực hiện đặt hàng, tổng hợp phương án của các nhà sản xuất vaccine gửi Bộ Tài chính. Các tỉnh, thành phố uỷ quyền cho Bộ Y tế đặt hàng các đơn vị sản xuất trong nước. Bộ Tài chính thẩm định, phê duyệt giá làm cơ sở để các địa phương ký hợp đồng đặt hàng và thanh toán trực tiếp với đơn vị cung ứng.

Đồng thời, Chính phủ giao Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019, Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 và Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 để đảm bảo đủ căn cứ pháp lý thực hiện mua vaccine cho Chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 2024.

Theo Báo Tin tức
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học Bác về bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân

Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, coi nghề y là nghề đặc biệt. Đây là vấn đề mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm đề cập. Tư tưởng đó phản ánh chiều sâu nhân văn của chế độ XHCN, dễ hiểu, dễ làm theo.

Học Bác về bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân
WHO: Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì

Theo ước tính cập nhật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, hơn 1 tỷ người trên toàn cầu - tương đương với 1/8 tổng dân số thế giới, hiện được coi là béo phì - một tình trạng liên quan đến nguy cơ gia tăng nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

WHO Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì

TIN MỚI

Return to top