ClockThứ Ba, 30/05/2023 14:24

Ban Chỉ đạo quốc gia sẽ họp xem xét chuyển COVID-19 xuống nhóm B

Bộ trưởng Bộ Y tế cho hay dự kiến vào cuối tuần này, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 bàn thảo liên quan đến nội dung chuyển COVID-19 xuống nhóm B.

Giám sát việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ phòng, chống dịch COVID-19Ngày 29/5, Quốc hội thảo luận về quản lý các nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19Tỷ lệ tiêm chủng giảm, COVID-19 giết chết ít nhất 1 người sau mỗi 4 phút

leftcenterrightdel
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Ngày 29/5, khi giải trình những ý kiến đại biểu về việc chuyển từ bệnh nhóm A sang bệnh nhóm B đối với dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết ngày 5/5/2023, Tổ chức Y tế thế giới công bố dịch COVID-19 không còn tình trạng khẩn cấp y tế công cộng gây quan ngại toàn cầu, nhưng đại dịch chưa kết thúc.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế cũng đang phối hợp cùng với các bộ, ngành rà soát các quy định của pháp luật, tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới và rà soát các biện pháp thực tiễn triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 Việt Nam. Bộ Y tế đã chủ trì cùng với các bộ, ngành xây dựng hồ sơ để chuyển phân loại bệnh từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B.

Bộ trưởng Bộ Y tế cho hay: "Dự kiến vào cuối tuần này, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 bàn thảo liên quan đến nội dung nói trên."

Về các giải pháp tháo gỡ khó khăn mua sắm đảm bảo cung ứng trang thiết bị, sinh phẩm y tế, đặc biệt sau thời gian hậu COVID-19, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng nhiều văn bản trình Quốc hội xem xét, kịp thời ban hành nhiều văn bản tháo gỡ khó khó khăn, vướng mắc trong mua sắm, đấu thầu hóa chất, sinh phẩm, vật tư, thiết bị y tế.

Hiện nay để giải quyết căn cơ việc thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị y tế, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành trình Quốc hội sửa đổi Luật Đấu thầu, Luật giá. Bộ Y tế đang hoàn thiện hồ sơ để trình Quốc hội sửa đổi Luật Dược, Luật Bảo hiểm y tế…

Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết sau 4 lần điều chỉnh gia hạn thuốc, đến nay đã có hơn 10.500 thuốc được gia hạn. Về nguồn cung thuốc của Việt Nam, có đến 22.000 mặt hàng. Đến thời điểm này cơ bản giải quyết được tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh.

Về chính sách y tế cơ sở và y tế dự phòng, năm 2018 Tổ chức Y tế Thế giới đã nhận định Việt Nam là một trong số ít quốc gia có mạng lưới y tế cơ sở hoàn chỉnh, tổ chức rộng khắp tới tận thôn, bản.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng khẳng định Bộ Y tế tiếp thu toàn bộ ý kiến của đại biểu và cho biết, thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Bộ Y tế đang hoàn thiện hồ sơ về xây dựng Chỉ thị về phát triển y tế cơ sở trong tình hình mới.

Theo bà Đào Hồng Lan, hồ sơ Chỉ thị này đang chuẩn bị được trình Ban Bí thư để họp và thông qua vào tháng 6/2023 với nhiều nội dung liên quan tới mô hình tổ chức bộ máy, cơ chế triển khai thực hiện, phương thức triển khai thực hiện… Những nội dung các đại biểu nêu đã được đề cập trong chỉ thị và sẽ được cụ thể hóa.

Theo Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Một cuộc đời ngừng lại, nhiều sự sống thắp lên

Chiều 8/4, tại Hà Nội, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia (TTĐPGTQG) tổ chức họp báo thông tin “Điều phối đa tạng của bệnh nhân chết não từ bệnh viện tuyến tỉnh”. Đây là trường hợp mà 3 tạng hiến (tim, gan, thận) được ghép cho 3 bệnh nhân tại Huế ngày 2/4.

Một cuộc đời ngừng lại, nhiều sự sống thắp lên
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

TIN MỚI

Return to top