ClockThứ Bảy, 28/05/2022 13:07

Giới trẻ có thể bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng khi sử dụng các loại thuốc lá mới

Hoạt động mua bán các sản phẩm thuốc lá mới như: Thuốc lá điện tử, thuốc lá không đốt nóng, shisha.. đang nhằm vào giới trẻ; có thể gây hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe người sử dụng.

Lan tỏa mô hình phòng, chống tác hại thuốc lá ở A LướiNgôi trường không khói thuốcLắp đặt pano truyền thông phòng, chống thuốc lá ở các trường học

Bộ Y tế tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá

Tại Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá (31/5) và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá (từ ngày 25 - 31/5), PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cảnh báo: “Hiện nay, trên thị trường đang xuất hiện các sản phẩm thuốc lá mới như: Thuốc lá điện tử, thuốc lá không đốt nóng, thuốc lá hút shisha; các loại sản phẩm này được mua bán, quảng cáo nhiều trên mạng xã hội và chủ yếu nhằm vào giới trẻ. Đây cũng là những sản phẩm gây nghiện và có hại cho sức khỏe, chúng ta không kịp thời ngăn chặn thì trong tương lai gần, các tổn thất về sức khỏe và kinh tế do việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới gây ra cũng nghiêm trọng không kém các sản phẩm thuốc lá điếu thông thường. Đặc biệt, nó có thể gây ra các hậu quả về sức khỏe trong thế hệ trẻ, gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá là giảm tỷ lệ hút thuốc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng”.

Nhận định về công tác phòng chống tác hại của thuốc lá, theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, đến nay, công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá của Việt Nam đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận: So với năm 2015, tỷ lệ nam giới hút thuốc giảm từ 45,3% (năm 2015) xuống còn 42,3% tính đến nay.

Đặc biệt, tỷ lệ hút thuốc thụ động cũng giảm đáng kể tại các địa điểm như: Nơi làm việc, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, trên phương tiện giao thông công cộng và khu vực trong nhà. Riêng tỷ lệ hút thuốc trong học sinh, qua kết quả khảo sát hành vi sức khỏe học sinh toàn cầu tại Việt Nam do Tổ chức Y tế thế giới thực hiện năm 2019 cho thấy: Tỷ lệ hút thuốc trong học sinh độ tuổi 13- 17 giảm từ 5,36%  năm 2013 xuống 2,78% năm 2019 (giảm gần 50%). đây là những kết quả rất đáng khích lệ trong việc ngăn ngừa hút thuốc lá trong giới trẻ, bảo đảm thành công bền vững của chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá.

Tuy nhiên, công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá cũng còn gặp nhiều khó khăn như: Tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở nước ta tuy đã giảm nhưng vẫn còn rất cao với con số 42,3% nam giới trưởng thành hút thuốc; tỷ lệ hút thuốc lá trong nữ giới đang có xu hướng gia tăng. Đáng lo ngại là thực trạng thuốc lá vẫn được bán tràn lan ở khắp mọi nơi, giá thành rẻ, thuế thuốc lá thấp cũng là nguyên nhân làm cho tăng khả năng người dân tiếp cận với các sản phẩm thuốc lá và làm giảm hiệu quả của các nỗ lực cai nghiện thuốc lá.

Vì vậy, Bộ Y tế kêu gọi các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục chỉ đạo tăng cường thực thi Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá và tổ chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá. 

Bộ Y tế cũng kêu gọi những người hút thuốc hãy bỏ thuốc lá, ngừng hút thuốc sớm là phương pháp hiệu quả nhất giúp ngăn ngừa và làm chậm sự phát triển của bệnh tật do việc hút thuốc; hướng tới cùng chung tay cùng xây dựng môi trường sống và làm việc không khói thuốc để bảo vệ sức khoẻ cho chính mình, gia đình và cộng đồng.

Theo baotintuc.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để giảng đường không khói thuốc lá

Với nhiều biện pháp tích cực, nhiều trường đại học thành viên, đơn vị trực thuộc Đại học Huế (ĐHH) đã hạn chế tối đa cán bộ, giảng viên, sinh viên hút thuốc lá trên giảng đường.

Để giảng đường không khói thuốc lá
Tăm cá mùa nước lên

Với những người ưa chuộng bộ môn câu cá, mỗi khi nghe nơi đâu có tăm cá, dù xa hàng chục cây số họ cũng sẵn sàng lặn lội đến nơi để thỏa lòng đam mê sông nước.

Tăm cá mùa nước lên

TIN MỚI

Return to top