ClockThứ Năm, 25/04/2019 11:10

Khởi động dự án "Tôi lớn mạnh"

TTH.VN - Sáng 25/4, tại TP. Huế, Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP), Ủy ban Y tế Hà Lan- Việt Nam (MCNV), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Sở Y tế phối hợp tổ chức lễ khởi động và giới thiệu dự án "Tôi lớn mạnh".

Trao đổi kinh nghiệm điều trị, phục hồi chức năng với chuyên gia nước ngoàiHội thảo tập huấn về quyền và giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

Tham quan tranh vẽ của trẻ tự kỷ và khuyết tật trí tuệ 

Dự án được thực hiện tại Thừa Thiên Huế và Quảng Nam trong 3 năm (2019-2021) với sự tài trợ từ USAID nhằm hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho trẻ có khuyết tật trí tuệ và khuyết tật phát triển. Ngân sách thực hiện toàn dự án gần 2 triệu USD, trong đó ngân sách bố trí riêng cho tỉnh Thừa Thiên Huế gần 376 nghìn USD.

Theo kết quả điều tra quốc gia về người khuyết tật 2016-2017, 7,6% dân số 2 tuổi trở lên (khoảng hơn 6,2 triệu người) là người khuyết tật. Trong đó, tỷ lệ khuyết tật trẻ em từ 2 đến 17 tuổi là hơn 2 triệu người. Dù là đối tượng được hưởng chính sách bảo hiểm y tế, nhưng rất ít người khuyết tật (2,3%) tiếp cận được dịch vụ phục hồi chức năng, trong khi đó trẻ có khuyết tật trí tuệ và khuyết tật phát triển cần nhiều loại hình dịch vụ khác nhau.

Tại Việt Nam, các dịch vụ can thiệp, phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật vẫn còn hạn chế do tình trạng thiếu hụt về nguồn nhân lực như trị liệu viên hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu và vật lý trị liệu.

Dự án sẽ mang lại cơ hội cho nhiều trẻ khuyết tật được phục hồi chức năng và phát triển tối đa tiềm năng của mình

Dự án "Tôi lớn mạnh" sẽ góp phần khắc phục những thách thức, tồn tại thông qua các hoạt động tăng cường năng lực cho cán bộ ngành phục hồi chức năng, phát triển dịch vụ liên ngành và triển khai thí điểm mô hình "can thiệp do cha mẹ thực hiện" cùng với việc xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật nhằm giúp trẻ khuyết tật phát triển tối đa tiềm năng của mình.

Tại hai tỉnh thực hiện dự án, dự kiến 20.000 trẻ sẽ được sàng lọc để phát hiện sớm tình trạng chậm phát triển và khuyết tật. Khoảng 4.000 bệnh nhân bao gồm 1.200 người khuyết tật sẽ được nhận dịch vụ phục hồi chức năng. Ít nhất 400 trẻ khuyết tật và gia đình của trẻ sẽ được hưởng lợi từ các dịch vụ can thiệp tại cơ sở y tế cũng như can thiệp tại gia đình. Hướng dẫn cấp quốc gia về phát hiện sớm, can thiệp cho trẻ tự kỷ sẽ được xây dựng và ban hành. Dự án sẽ hỗ trợ xây dựng các phòng thực hành "Hoạt động sinh hoạt thường ngày" tại ít nhất ba bệnh viện tuyến tỉnh. Ngoài ra, 18 bệnh viện/trung tâm y tế huyện sẽ được hỗ trợ, cung cấp các trang thiết bị cơ bản về phục hồi chức năng.

Tin, ảnh: Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới 27 tỉnh, thành phố có các dự án điện năng lượng tái tạo.

Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam

Chiều tối 9/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với Đoàn lãnh đạo 18 doanh nghiệp dòng họ Trang, dòng họ Nghiêm đến từ 11 tỉnh, thành phố của Trung Quốc do ông Nghiêm Giới Hòa, người sáng lập Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương và Tập đoàn xây dựng Tô Thương – những doanh nghiệp thuộc 500 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu, dẫn đầu đang thăm, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam

TIN MỚI

Return to top