ClockThứ Ba, 29/09/2020 14:28

“Không phát hiện = Không lây truyền”

TTH - Đây là một phát hiện quan trọng được các nhà khoa học công bố, rằng: Khi một người nhiễm H được điều trị bằng thuốc AVR và đạt tải lượng HIV trong máu thấp dưới ngưỡng phát hiện thì không có lây truyền HIV cho bạn tình. Nghĩa là, với tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/ml máu được xác định là ngưỡng không phát hiện và không có khả năng lây truyền (K=K). Bằng chứng khoa học đó càng có ý nghĩa để cộng đồng giảm kỳ thị người nhiễm HIV/AIDS.

Tiếp tục điều trị HIV/AIDS trong tình hình dịch COVID-19 mớiNỗ lực đẩy lùi đại dịch AIDS

Thuốc điều trị dự phòng HIV/AIDS. (Ảnh: minh họa)

HIV là một bệnh nguy hiểm ở người do virus suy giảm miễn dịch ở người. Bệnh nhân HIV/AIDS là nguồn truyền nhiễm duy nhất của HIV, không có ổ chứa nhiễm trùng ở động vật. HIV lây truyền chủ yếu qua 3 con đường: máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Tuy nhiên, nếu có kiến thức về bệnh HIV, biết về tình trạng của bản thân và biết cách dự phòng thì người nhiễm HIV sẽ không còn là nguồn truyền nhiễm.

Hiện nay, số người nhiễm HIV sống và quản lý được tại địa bàn Thừa Thiên Huế là 421 người, số liệu tính đến tháng 6/2020. Qua theo dõi quá trình xuất hiện thêm những trường hợp nhiễm mới, các cơ quan chức năng xác định, quan hệ tình dục là con đường lây truyền HIV chủ yếu tại địa bàn tỉnh, chiếm gần 90%. Trong những năm qua, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về tài chính, các hoạt động phòng chống HIV/AIDS đều chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí của địa phương, nhưng các hoạt động chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV luôn được đảm bảo. Thừa Thiên Huế đã khống chế tỷ lệ lây nhiễm HIV trong cộng đồng xuống còn 0,15% và đạt hầu hết các chỉ tiêu của Chính phủ và Bộ Y tế giao, trong khi chỉ tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia là 0,3%.100% người nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng virus miễn phí, có đời sống khỏe mạnh và tỷ lệ tử vong giảm đáng kể.

Thông điệp truyền thông “K=K”. (Ảnh: minh họa)

Những năm qua, Thừa Thiên Huế cùng với các địa phương tập trung nhiều giải pháp đồng bộ nhằm ngăn chặn gia tăng lây nhiễm HIV và giảm thiểu tác động của đại dịch HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế-xã hội. Nhờ sự tiến bộ của khoa học, liệu pháp điều trị kháng virus ARV đã đem lại hy vọng cho con người trong cuộc chiến với HIV/AIDS. Liệu pháp này cải thiện sức khỏe, chất lượng cuộc sống, tuổi thọ của người sống chung với HIV và thay đổi hẳn cục diện công cuộc phòng chống HIV.

Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong trong các hoạt động K=K do đã sớm đưa các phát hiện này vào chính sách và chương trình Quốc gia. Sự lan tỏa thông điệp “K=K” trong cộng đồng là một phần trong các mục tiêu lớn mà đối tượng được tập trung là những người sống chung với người nhiễm HIV, những người đang quan hệ tình dục đồng tính và nam giới bán dâm. Tại Việt Nam, chiến dịch “Không phát hiện = Không lây truyền đã triển khai rộng rãi trong toàn quốc. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 130.000 người nhiễm HIV đang được điều trị bằng thuốc kháng HIV; trong đó, có khoảng 95% có tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện. Điều này có ý nghĩa to lớn trong việc làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV từ người nhiễm HIV ra cộng đồng.

Theo TS. Jonh Blandford, Giám đốc Chương trình HIV/AIDS của CDC tại Việt Nam thông tin, nghiên cứu về K=K của các nhà khoa học ghi nhận khoảng 70.000 lần quan hệ tình dục giữa các cặp đôi mà họ không sử dụng bao cao su hay bất kỳ biện pháp dự phòng nào ngoài cách duy nhất là điều trị ARV cho bạn tình nhiễm HIV. Kết quả, không phát hiện trường hợp lây nhiễm HIV từ người nhiễm sang cho bạn tình của họ. Như vậy, “K=K” đã khẳng định việc điều trị thuốc ARV trong việc phòng ngừa lây truyền HIV qua đường quan hệ tình dục. Đó cũng là cơ sở quan trọng để cộng đồng không kỳ thị người nhiễm HIV. Vì một khi họ đạt tải lượng virus dưới 200 bản sao/ml máu thì họ không chỉ sống lâu, khỏe mạnh mà còn không có khả năng lây truyền HIV cho bạn tình của họ.

Anh Nguyễn V. H. (một bệnh nhân nhiễm HIV) thể hiện rõ niềm vui khi chúng tôi hỏi về thông điện “K=K”. “Cảm giác như đã chết đi và được sống lại vậy. K=K đã được khoa học chứng minh, còn việc của mình là từ nay chỉ cần yên tâm tuân thủ theo liệu trình điều trị của các bác sĩ, giữ mức tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện thì không phải mặc cảm hay lo lắng cho người thân nữa, và người thân sống bên cạnh mình cũng yên tâm hơn”.

Tuy nhiên, để “K=K” thực sự hiệu quả và thông điệp này được tiếp tục nhân rộng, các chuyên gia cho biết ngay khi phát hiện nhiễm HIV, bệnh nhân phải đến cơ sở y tế quản lý điều trị HIV/AIDS để được tiếp cận điều trị bằng thuốc ARV càng sớm càng tốt. Quá trình sử dụng thuốc ARV để đạt ngưỡng tải lượng virus ức chế dưới 200 bản sao/ml cũng cần nhiều thời gian, nên người bệnh cần phải kiên trì được theo dõi sát phác đồ điều trị.

ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

118 trường hợp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV

Ngày 7/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh cho biết, đến nay đã điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) cho 118 ca (110 nam, 8 nữ). Trong số này có 99 đồng tính nam (MSM), 12 bạn tình bị nhiễm, 5 người nghiện ma túy, 2 khách hàng thuộc đối tượng khác.

118 trường hợp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV
Truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh

Ngày 26/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh các trường THTP Cao Thắng, Gia Hội, Nguyễn Huệ.

Truyền thông phòng chống HIV AIDS cho gần 1 500 học sinh
Truyền thông phòng, chống HIV/AIDS trong học đường

Từ ngày 18/9 đến 5/10, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Sở Y tế tổ chức tập huấn truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho các trường trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn tỉnh.

Truyền thông phòng, chống HIV AIDS trong học đường
Return to top