ClockThứ Sáu, 26/02/2021 15:50

Nghị quyết của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19

Ngày 26/2, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 21/NQ-CP về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19.

Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thườngVietnam Airlines: Sẵn sàng để vận chuyển vaccine COVID-197 đợt tiêm 150 triệu liều vaccine COVID-19 cho toàn dânTrưa nay (24/2), lô vaccine COVID-19 AstraZeneca đầu tiên về đến Việt NamBiến chủng nCoV Anh nguy cơ tạo sóng lây nhiễm mới ở MỹĐảm bảo đưa vaccine COVID-19 an toàn nhất cho người dân

Lô vaccine phòng COVID-19 đầu tiên của AstraZeneca đã về đến Việt Nam ngày 24/2/2021

Nghị quyết nêu rõ, Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương có liên quan thực hiện việc mua, nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ, tài trợ, quản lý và sử dụng vaccine phòng COVID-19 trong năm 2021 cho người từ 18 tuổi trở lên. Số lượng khoảng 150 triệu liều. Bộ trưởng Bộ Y tế căn cứ yêu cầu phòng, chống dịch để quyết định số lượng vaccine cụ thể cần mua, nhập khẩu theo từng giai đoạn.

Cơ chế mua vaccine là thực hiện mua sắm trong trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu năm 2013.

Đối tượng, địa bàn ưu tiên tiêm và miễn phí

Nghị quyết quy định đối tượng ưu tiên tiêm và miễn phí. Đó là lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, gồm: người làm việc trong các cơ sở y tế; người tham gia phòng, chống dịch (thành viên Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ phòng, chống COVID dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên…); quân đội; công an; nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam được cử đi nước ngoài; hải quan, cán bộ làm công tác xuất, nhập cảnh; người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước…

Ngoài ra, giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người; người mắc các bệnh mạn tính, người trên 65 tuổi; người sinh sống tại các vùng có dịch; người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội; người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài; các đối tượng khác do Bộ Y tế quyết định, căn cứ yêu cầu phòng chống dịch cũng là đối tượng ưu tiên tiêm và miễn phí.

Về địa bàn, ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng nêu trên ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có dịch; trong tỉnh, thành phố ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng ở vùng đang có dịch.

Căn cứ khả năng cung ứng vaccine, ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh, đối tượng ở vùng có dịch.

Nguồn kinh phí thực hiện

Nghị quyết nêu rõ, ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp ngân sách: ngân sách địa phương đảm bảo cho người dân trên địa bàn và các đối tượng do địa phương quản lý; ngân sách trung ương đảm bảo cho các đối tượng do các cơ quan trung ương quản lý và hỗ trợ ngân sách địa phương.

Cụ thể, các tỉnh miền núi, Tây Nguyên: ngân sách trung ương hỗ trợ 70% mức ngân sách nhà nước thực chi theo quy định.

Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại thực hiện theo quy định: các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 50% trở lên: chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện.

Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%: ngân sách trung ương hỗ trợ 30% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

Các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách còn lại: ngân sách trung ương hỗ trợ 50% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

Các địa phương sử dụng tối đa 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương, tối đa 70% Quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh để thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19. Trường hợp địa phương chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở mức độ lớn, nếu phần ngân sách địa phương đảm bảo vượt quá nguồn lực của địa phương, gồm: 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương (bao gồm cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã) và 70% Quỹ dự trữ tài chính địa phương thì ngân sách trung ương sẽ bổ sung phần chênh lệch vượt quá nguồn lực của địa phương để các tỉnh, thành phố có đủ nguồn để thực hiện.

Ngoài nguồn ngân sách nhà nước, còn có nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước, các nguồn vốn hợp pháp khác; nguồn do các tổ chức, cá nhân sử dụng vaccine tự nguyện chi trả.

Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/2/2021.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khen thưởng 100 khách hàng sử dụng tiết kiệm điện năm 2024

Sáng 21/11, lãnh đạo Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) thông tin, đơn vị đang tiến hành trao giải và giấy chứng nhận cho 100 khách hàng tiêu biểu đã đạt các tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do đơn vị phát động.

Khen thưởng 100 khách hàng sử dụng tiết kiệm điện năm 2024
Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị các ủy ban chủ trì thẩm tra khẩn trương phối hợp với cơ quan hữu quan hoàn chỉnh báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo luật, nghị quyết bảo đảm chất lượng, sớm gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, bảo đảm đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu trước khi biểu quyết thông qua.

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua
Return to top