ClockThứ Ba, 09/08/2022 07:00

Nhồi máu cơ tim cấp & đột quỵ não thường gặp!

Nhồi máu cơ tim cấp

Nhồi máu cơ tim cấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở mọi độ tuổi, đặc biệt là những người mắc bệnh mạch vành.

Thời gian vàng để cứu cơ tim là trong giờ đầu sau khi xuất hiện cơn đau ngực. Nếu tắc nghẽn kéo dài trên 3 giờ thì cơ tim hầu như bị tổn thương khó hồi phục, dù được được điều trị tái thông mạch vành.

Đạp xe giảm nguy cơ đột quỵ. Ảnh: D. Trương

Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim cấp

Nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim cấp là do mảng xơ vữa trong lòng mạch vành bị nứt hoặc vỡ, các tế bào máu gồm tiểu cầu và hồng cầu đến bám vào, tạo thành cục huyết khối gây bít tắc đột ngột lòng mạch, ngưng cấp máu nuôi cơ tim phía xa, dẫn đến cơ tim bị thiếu máu nuôi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ đưa đến hoại tử cơ tim, gây suy tim hoặc đột tử.

Yếu tố nguy cơ khiến mảng xơ vữa bị nứt vỡ

- Hút thuốc lá

- Xúc động, căng thẳng quá mức

- Gắng sức quá mức

- Viêm hoặc nhiễm trùng như viêm phổi, đợt cấp bệnh phổi mạn tắc nghẽn,…

- Sau chấn thương, phẫu thuật,…

Các nguyên nhân khác hay gặp

- Những trường hợp có người thân từng bị mắc bệnh động mạch vành sớm, đối với trước 55 tuổi ở nam giới và trước 65 tuổi ở nữ giới.

- Bệnh nhân mắc thận mạn tính, bệnh nhân mắc bệnh tự miễn.

- Đái tháo đường.

- Trường hợp tiền sử bị tiền sản giật hoặc đái tháo đường thai kỳ.

- Người ít vận động hoặc bị thừa cân, béo phì.

Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim cấp

Cơn đau ngực thường gặp trong hội chứng động mạch vành cấp. Người bệnh có cảm giác đau tức, đè nặng, xoắn vặn trong lồng ngực, sau xương ức hoặc ngực trái, mức độ nặng, xảy ra khi ngồi nghỉ, kéo dài trên 15 phút, đau lan ra sau lưng, lên cổ, cằm, vai hoặc cánh tay.

Một số trường hợp đặc biệt như người cao tuổi, phụ nữ hoặc bệnh nhân đái tháo đường có thể không có triệu chứng đau ngực, nhưng có triệu chứng tương đương là khó thở, thay đổi tri giác, ngất hoặc tụt huyết áp < 90/60 mmHg.

Không phải ai cũng có các triệu chứng giống nhau. Một số người đau nhẹ, một số người đau nặng, một số khác xuất hiện dấu hiệu đầu tiên là ngưng tim đột ngột.

Bệnh nhân cảm thấy khó thở, ra nhiều mồ hôi, bị hoa mắt, chóng mặt, có thể buồn nôn hoặc nôn, người bệnh bị lạnh chân tay, có thể ngất hoặc đột tử.

Đột quỵ não

Tỷ lệ tử vong và di chứng do đột quỵ có thể được giảm đáng kể nếu người bệnh được chăm sóc và cấp cứu kịp thời. Bên cạnh đó việc phòng ngừa bằng cách thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng cũng góp phần đáng kể hạn chế được các biến chứng nguy hiểm do đột quỵ gây ra.

Đột quỵ là tình trạng chết đột ngột của các tế bào não do thiếu oxy, gây ra bởi sự tắc nghẽn lưu lượng máu hoặc vỡ động mạch máu não.

Nguyên nhân gây đột quỵ não

Tăng huyết áp: là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ. Tăng huyết áp làm tăng áp lực của máu lên thành động mạch đặc biệt là động mạch máu não, tăng nguy cơ vỡ mạch. Những người có huyết áp ở mức 140/90 hoặc cao hơn cần được điều trị.

Bệnh tim: van tim hoặc nhịp tim không đều. 1/4 trong số các ca đột quỵ ở người cao tuổi xuất phát từ các bệnh liên quan đến tim.

Đái tháo đường: những người mắc đái tháo đường thường đi kèm với tăng huyết áp và béo phì, đây là hai trong số những yếu tố nguy cơ của đột quỵ. Tổn thương não bộ trong những trường hợp tai biến ở người mắc đái tháo đường thường rất nặng.

Cân nặng và chế độ luyện tập thể dục: thừa cân, béo phì là một trong số các nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể loại bỏ nguy cơ này bằng cách áp dụng các chế độ luyện tập thể dục hợp lý như đi bộ, chạy bộ, đạp xe,... hàng ngày.

Thuốc: các loại thuốc chống đông máu giúp giảm sự hình thành các cục máu đông được chỉ định trong điều trị cho những bệnh nhân bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Tuổi: nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những người từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ mắc đột quỵ cao hơn các nhóm tuổi khác.

Giới tính: nam giới có tỷ lệ mắc đột quỵ cao hơn nữ giới. Tuy nhiên nữ giới thường mắc đột quỵ khi đã cao tuổi, điều này làm giảm khả năng phục hồi và tăng nguy cơ tử vong.

Yếu tố gia đình: xu hướng sinh hoạt của gia đình có thể dẫn đến một số tình trạng bệnh giống nhau ở các thành viên như đái tháo đường hoặc tăng huyết áp làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ não

Gặp khó khăn trong việc nói, nhai nuốt thức ăn.

Rối loạn nhận thức, hạn chế vận động thậm chí liệt một bộ phận hoặc một bên cơ thể.

Đau đầu dữ dội, suy giảm thị lực.

TS. BS. Nguyễn Đức Hoàng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đề xuất phương án khắc phục kỹ thuật liên quan đến các chuyến tàu trật bánh qua địa bàn Phú Lộc

Chiều 12/9, lãnh đạo Công ty CP Đường sắt Bình Trị Thiên thông tin: Hội đồng kỹ thuật của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) vừa tiến hành phân tích, đánh giá kết luận; đồng thời đưa ra phương án khắc phục hai chuyến tàu bị trật bánh khi qua địa bàn Lăng Cô (Phú Lộc) mới đây.

Đề xuất phương án khắc phục kỹ thuật liên quan đến các chuyến tàu trật bánh qua địa bàn Phú Lộc
Tìm nguyên nhân nhiều chuyến tàu trật bánh qua địa bàn Phú Lộc

Đó là thông tin được chia sẻ từ lãnh đạo Chi nhánh khai thác đường sắt (KTĐS) Thừa Thiên Huế-Tổng công ty đường sắt Việt Nam (ĐSVN) vào ngày 5/9. Theo đó, Tổng công ty ĐSVN đã thành lập một hội đồng gồm nhiều cơ quan đang tiến hành phân tích, đánh giá, nhận định và sẽ đưa ra kết luận chính thức trong vài ngày tới để có giải pháp khắc phục triệt để.

Tìm nguyên nhân nhiều chuyến tàu trật bánh qua địa bàn Phú Lộc
Thông tin doanh nghiệp:
Nguyên nhân thoái hoá khớp gối – phòng ngừa thoái hoá khớp gối

Trước đây, thoái hoá khớp gối được xem là căn "bệnh của người già", nhưng ngày nay, tình trạng này đang ngày càng phổ biến ở nhóm người trẻ. Sự gia tăng này là một hồi chuông báo động về sức khỏe cộng đồng, bởi thoái hóa khớp gối có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, ảnh hưởng đến khả năng vận động, sinh hoạt và làm việc.Vậy đâu là “Nguyên nhân thoái hoá khớp gối ?”. Hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh là bước đầu tiên để phòng ngừa và điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả.

Nguyên nhân thoái hoá khớp gối – phòng ngừa thoái hoá khớp gối
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Samsung note 20 ultra bị sọc màn hình, nguyên nhân & cách khắc phục

Samsung note 20 ultra bị sọc màn hình là một vấn đề thường gặp trên dòng điện thoại Samsung cao cấp này. Hiện tượng này xảy ra khi màn hình của máy xuất hiện các đường kẻ ngang hoặc dọc, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng của người dùng. Vậy khi Note 20 Ultra gặp phải tình trạng sọc màn hình, người dùng cần phải xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những giải pháp hữu ích để khắc phục vấn đề này hiệu quả.

Samsung note 20 ultra bị sọc màn hình, nguyên nhân  cách khắc phục
Return to top