ClockThứ Năm, 12/09/2024 17:58

Đề xuất phương án khắc phục kỹ thuật liên quan đến các chuyến tàu trật bánh qua địa bàn Phú Lộc

TTH.VN - Chiều 12/9, lãnh đạo Công ty CP Đường sắt Bình Trị Thiên thông tin: Hội đồng kỹ thuật của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) vừa tiến hành phân tích, đánh giá kết luận; đồng thời đưa ra phương án khắc phục hai chuyến tàu bị trật bánh khi qua địa bàn Lăng Cô (Phú Lộc) mới đây.

Lại thêm chuyến tàu trật bánh tại khu vực gần ga Lăng Cô Tàu SE1 bị trật bánh tại TP. Huế, ngành đường sắt tập trung chuyển tải khách an toànTàu SE2 đã lưu thông trở lại sau khi bị trật bánhTàu SE11 trật bánh ở Lăng Cô đã được khắc phục, thông tuyến

Các ban, ngành, đơn vị chức năng liên quan có mặt tại hiện trường khi tàu trật bánh qua địa bàn Lăng Cô  

Vụ thứ nhất vừa xảy ra vào lúc 15h17, ngày 31/8. Đoàn tàu khách SE2 chạy tuyến TP. Hồ Chí Minh - Hà Nội, khi đang đi chậm vào ga Lăng Cô thì toa số 3 bị trật bánh khỏi đường ray, tại km 755+417. Phân tích hiện trường cho thấy, thời điểm xảy ra tàu trật bánh, thời tiết khô ráo, không mưa, tầm nhìn tốt. Nguyên nhân sự cố này được xác định là do cộng hưởng các yếu tố bất lợi của chủng loại toa xe giá chuyển hướng lò xo không khí (LXKK) có cự ly trục bánh xe lớn (2200 mm), khi đoàn tàu chạy qua ghi có tang lớn (0,15 là loại ghi cũ lạc hậu) ở tốc độ thấp, thời gian lực dẫn hướng tăng kéo dài dẫn đến bánh xe dẫn hướng bám má tác dụng leo ray gây trật bánh.

Hội đồng đề xuất các công ty cổ phần đường sắt (CPĐS) chủ trì phối hợp với các chi nhánh khai thác đường sắt (KTĐS) tổ chức rà soát các bộ ghi có yếu tố bất lợi (tang ghi lớn không phù hợp của QCVN 08:2018/BGTVT), đề xuất với cấp có thẩm quyền xem xét, sớm cải tạo, thay thế để nâng cao công tác đảm bảo an toàn. Trong thời gian chờ cải tạo, thay thế, tăng cường kiểm tra, sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn chạy tàu. Các chi nhánh KTĐS căn cứ kết quả rà soát, phối hợp, thống nhất với các công ty CPĐS để xây dựng các biện pháp đảm bảo an toàn chạy tàu khi tổ chức dồn, đón gửi tàu qua các bộ ghi có yếu tố bất lợi như trên (hạn chế tối đa việc tổ chức đón gửi, dồn tàu khách có toa xe sử dụng giá chuyển hướng LXKK qua hướng rẽ các bộ ghi có thông số kỹ thuật như trên).

Các đơn vị vận tải đường sắt tổ chức rà soát, bổ sung toàn bộ quy định, quy trình, tiêu chuẩn liên quan đến công tác sửa chữa, vận dụng toa xe khách sử dụng giá chuyển hướng LXKK; tăng cường kiểm tra, chỉ đạo các đơn vị sửa chữa, vận dụng thực hiện nghiêm việc kiểm tra, bảo dưỡng van LV3, DP3 và các bộ phận, chi tiết liên quan đến bộ phận chạy của toa xe khách giá chuyển hướng LXKK, đặc biệt là các chi tiết lắp ráp tổng thành van LV3 (tay biên van với lõi van) và các ắc chốt liên kết tay van với thanh điều chỉnh độ cao, ắc chốt thanh điều chỉnh độ cao phù hợp đảm bảo van luôn hoạt động tốt, đúng tính năng kỹ thuật để đảm bảo an toàn chạy tàu, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách.

Hội đồng kiểm tra, giám định vấn đề liên quan đến kỹ thuật tại hiện trường tàu trật bánh 

Vụ thứ 2 xảy ra lúc 14h23 ngày 28/7, khi tàu SE11 gồm đầu máy, kéo 12 toa xe di chuyển theo hướng Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh. Sau khi tránh tàu SE4 trong khu vực ga Lăng Cô, tàu SE11 chạy chậm để lên đèo Hải Vân, bị trật bánh 2 toa 10, 11 tại km 755+417 nghiêng về bên trái theo hướng tàu chạy. Thời tiết khi xảy ra tai nạn trời khô ráo.

Nguyên nhân vụ tai nạn là do thông số kỹ thuật của toa 11 không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật (chênh lệch lò xo, van DP3) kết hợp chủng loại toa xe giá chuyển hướng LXKK có cự ly trục bánh xe lớn đi qua ghi có tang lớn (0,15 là loại ghi cũ lạc hậu), khi chạy ở tốc độ thấp (chạy qua ghi độ tuyến rẽ phải, chiều dài ghi ngắn), làm bánh xe dẫn hướng bên trái bị thoát tải leo ray gây trật bánh.

Hội đồng đề xuất các đơn vị sửa chữa, vận dụng thực hiện nghiêm việc kiểm tra, bảo dưỡng van LV3, DP3 và các bộ phận, chi tiết liên quan đến bộ phận chạy của toa xe khách giá chuyển hướng LXKK để đảm bảo an toàn chạy tàu, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách. Các công ty CPĐS tổ chức rà soát các bộ ghi có yếu tố bất lợi (tang ghi lớn) sớm đề xuất với cấp có thẩm quyền xem xét sớm cải tạo, thay thế để nâng cao công tác đảm bảo an toàn.                              

MINH VĂN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm 1 tàu hàng trật bánh tại khu gian Thừa Lưu-Lăng Cô

Thông tin từ ngành đường sắt tại Thừa Thiên Huế cho biết vào sáng 29/9, vào lúc 21h21 ngày 28/9, tàu AH1 đầu máy D18E 603, thuộc Xí nghiệp đầu máy Vinh kéo 21xe với trọng tải chở hàng 926 tấn. Khi đến km 752+350 khu gian Thừa Lưu- Lăng Cô, đầu máy bị trật bánh trục số 01 cách mép ray 70cm bên phải theo hướng tàu chạy.

Thêm 1 tàu hàng trật bánh tại khu gian Thừa Lưu-Lăng Cô
Tàu hỏa lại trật bánh tại khu vực Lăng Cô

Sáng 28/9, ngành đường sắt tại tỉnh Thừa Thiên Huế huy động lực lượng, phương tiện tổ chức cứu hộ tàu hàng bị trật bánh khỏi đường ray trên tuyến đường sắt Bắc - Nam ở khu gian Lăng Cô (Phú Lộc).

Tàu hỏa lại trật bánh tại khu vực Lăng Cô
Tàu SE6 trật bánh ở Lăng Cô

Chiều 15/9, lãnh đạo Công ty CP Đường sắt Bình Trị Thiên thông tin, vào khoảng 13h cùng ngày, tàu SE6 (14toa-1 đầu máy) do lái tàu Nguyễn Văn Khiêm (1972) trú tại huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội chạy hướng TP. HCM ra Hà Nội đã bị trật bánh tại khu vực Lăng Cô (Phú Lộc).

Tàu SE6 trật bánh ở Lăng Cô
Tìm nguyên nhân nhiều chuyến tàu trật bánh qua địa bàn Phú Lộc

Đó là thông tin được chia sẻ từ lãnh đạo Chi nhánh khai thác đường sắt (KTĐS) Thừa Thiên Huế-Tổng công ty đường sắt Việt Nam (ĐSVN) vào ngày 5/9. Theo đó, Tổng công ty ĐSVN đã thành lập một hội đồng gồm nhiều cơ quan đang tiến hành phân tích, đánh giá, nhận định và sẽ đưa ra kết luận chính thức trong vài ngày tới để có giải pháp khắc phục triệt để.

Tìm nguyên nhân nhiều chuyến tàu trật bánh qua địa bàn Phú Lộc

TIN MỚI

Return to top