ClockThứ Ba, 25/05/2021 09:33

Sáng 25/5, Việt Nam có thêm 57 ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng

Tính từ 18 giờ ngày 24/5 đến 6 giờ ngày 25/5, Việt Nam có thêm 57 ca mắc mới COVID-19 ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (45 ca), Bắc Ninh (2 ca), Hà Nội (4 ca), Lạng Sơn (4 ca) và Hà Nam (2 ca).

Giám sát chặt chẽ từ vòng ngoài, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập địa bànSiết chặt phòng chống dịch bệnh ở các cơ sở lưu trúCOVID-19: Đức cấm hầu hết các chuyến đi từ Vương quốc AnhSáng 23/5: Thêm 31 ca mắc COVID-19 trong nước, riêng Bắc Ninh 29 ca

Lực lượng y tế tiến hành các biện pháp phòng chống dịch khẩn cấp ở khu vực có ca nghi mắc COVID-19. Ảnh: TTXVN.

Thông tin 57 ca bệnh ghi nhận trong nước:

BN5405 - BN5406; BN5409; BN5411 ghi nhận tại tỉnh Lạng Sơn: là công nhân khu công nghiệp Quang Châu, đã được cách ly trước đó.

BN5407 - BN5408; BN5410; BN5414 ghi nhận tại Hà Nội: trong đó BN5407-BN5408 và BN5410 là F1 của BN5243; BN5414 là nhân viên y tế tại Bệnh viện Bắc Thăng Long, đã được cách ly.

BN5412 - BN5413 ghi nhận tại tỉnh Bắc Ninh: là F1 BN5360, F1 BN3794, liên quan khu công nghiệp tại Bắc Ninh, đã được cách ly trước đó.

BN5415 - BN5416 ghi nhận tại tỉnh Hà Nam: là F1, trong đó 1 ca trong khu phong tỏa, 1 ca đã được cách ly trước đó; liên quan ổ dịch tại xã Công Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

BN5417 - BN5461 ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang: đều là F1, trong khu phong tỏa, liên quan khu công nghiệp Quang Châu, tỉnh Bắc Giang.

Tính đến 6 giờ ngày 25/5, Việt Nam có tổng cộng 3.975 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay là 2.405 ca.

Có 6 tỉnh (Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam) đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 165.935, trong đó cách ly tập trung tại Bệnh viện 5.307 người, cách ly tập trung tại cơ sở khác 35.896 người, cách ly tại nhà, nơi lưu trú 124.732 người.

Số lượng xét nghiệm từ 29/4 đến nay đã thực hiện 890.454 xét nghiệm cho 1.629.867 lượt người.

Theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), trong số các ca mắc COVID-19 đang điều trị, số ca âm tính với virus SARS-CoV-2 là 180 ca.

Ngày 24/5, Việt Nam vừa ghi nhận thêm 2 bệnh nhân tử vong có liên quan đến COVID-19.

Trước việc xuất hiện nhiều ca dương tính COVID-19 trong cộng đồng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ra công điện khẩn trong đêm 24/5, yêu cầu các đơn vị toàn TP đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân, từng cán bộ, đảng viên trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Khuyến khích các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, làm việc trực tuyến.

Cụ thể, từ 12 giờ ngày 25/5, Hà Nội tạm dừng hoạt động một số cơ sở kinh doanh dịch vụ: Nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ (chỉ cho phép bán hàng mang về), không tổ chức ăn uống, liên hoan tập trung đông người; các cửa hàng cắt tóc, gội đầu. Thực hiện dừng triệt để hoạt động vui chơi, tập thể dục, tụ tập đông người tại công viên, vườn hoa và các địa điểm công cộng.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10

Tiếp nối thành công 9 năm, Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu tiếp tục phối hợp với các tổ chức, cá nhân, Hội đoàn, cộng đồng kiều bào, các nhà trí thức, khoa học và bạn bè quốc tế tổ chức trực tiếp và trực tuyến Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - Lễ Giỗ Tổ và vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu 2024 với chủ đề “Hoà bình - Di nguyện của tổ tiên”.

Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10
Return to top