ClockThứ Bảy, 13/07/2019 14:51

Sẽ tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm ở Phong Điền

TTH.VN - Sáng 13/7, lãnh đạo UBND huyện Phong Điền cùng các ngành chức năng liên quan và UBND xã Phong Sơn đã đến thăm hỏi, động viên, hỗ trợ bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 do bị ngộ độc thực phẩm xảy ra sau tiệc cưới vào ngày 12/7. Tính đến trưa ngày 13/7, đã có 4 trên tổng số 73 bệnh nhân nhập viện được xuất viện.

Cứu sống một trường hợp nguy kịch do ăn phải sứa độcKhông để xảy ra ngộ độc thực phẩmSố người nhập viện vì bánh mì ở Phong Điền tiếp tục tăngPhong Điền: 87 người nhập viện do ngộ độc bánh mì

Y, bác sĩ Bệnh viên Trung ương Huế cơ sở 2 đang chăm sóc cho các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm sau tiệc cưới tại xã Phong Sơn

Huy động đội ngũ y bác sĩ cấp cứu bệnh nhân

Ths. BS Hoàng Pi Tơ, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 thông tin, trong số 73 bệnh nhân nhập viện cấp cứu thì có 17 bệnh nhân tiên lượng nặng phải chuyển lên phòng hồi sức tích cực để theo dõi và điều trị, trong đó có những bệnh nhân lớn tuổi suy kiệt cơ thể hoàn toàn.

Các bệnh nhân nhập viện đều khai cùng tham dự một đám cưới tại nhà ông Lê M. và bà Lê Thị Ng. ở thôn Hiền Sỹ, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền và nấu ăn do nhà hàng H.Q đảm nhận và chủ nhà hàng là bà N.T.Q, người cùng thôn.

Bệnh nhân Nguyễn Trung (ở thôn Hiền Sỹ) cho hay: “Tôi đi ăn cưới suất buổi sáng vào lúc 10 giờ, đến khoảng 13 giờ thì có triệu chứng mệt mỏi, sau đó xuất hiện tình trạng đau đầu chóng mặt dữ dội, đi kèm triệu chứng tiêu chảy, nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu”.

Anh Nguyễn Phúc, người nhà của bệnh nhân Nguyễn Điệp, cho biết: “Ba tôi đi ăn cưới vào suất 15 giờ, đến 20 giờ cùng ngày thì xảy ra tình trạng tình trạng nôn mửa, chóng mặt, đau đầu, tiêu chảy nặng. Hiện, ba tôi vẫn đang còn nằm ở phòng hồi sức cấp cứu của bệnh viện”.

Theo tìm hiểu, có một số trường hợp không đi ăn tiệc cưới mà người nhà đem phần về ăn cũng đã bị ngộ độc phải nhập viện.

“Từ trước đến giờ, tôi ít khi đi ăn tiệc mà đem phần về nhà, nhưng hôm nay có 2 đứa con ở nhà (một đứa 16 tuổi và một đứa 13 tuổi) nên tôi mang về một nắm xôi, sau khi ăn thì 2 đứa con đều bị triệu chứng tiêu chảy, khó thở phải chở đi cấp cứu tại bệnh viện”, chị Lê Thị Bình chia sẻ.

Để đáp ứng nhu cầu chữa bệnh cho những bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm, bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 đã phải huy động hết đội ngũ y, bác sĩ, điều dưỡng của bệnh viện đến để hỗ trợ việc cấp cứu bệnh nhân. Những bác sĩ giỏi nhất của Bệnh viện cơ sở 1 cũng được điều chuyển từ TP.Huế ra để cấp cứu kịp thời, không để bệnh nhân nào bị rơi vào trường hợp đáng tiếc.

Quản lý chặt chẽ các nhà hàng tiệc cưới

TS. BS Nguyễn Thanh Xuân, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 cho biết: “Hiện các giường của Phòng hồi sức tích cực đã hết nên Bệnh viện sẽ theo dõi sát để luân chuyển giữa các bệnh nhẹ và bệnh nặng, đồng thời huy động các y bác sĩ giỏi nhất của bệnh viện để phục vụ công tác cấp cứu, điều trị cho các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm. Rất may là toàn bộ các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm đều được cấp cứu kịp thời nên không có trường hợp đáng tiếc nào xảy ra. Những bệnh nhân có sức khỏe ổn định đã được chuyển về các phòng khoa để được tiếp tục theo dõi”.

Nhiều bệnh nhân trong tình trạng hôn mê do ngộ độc thực phẩm

Ông Nguyễn Nam Hùng, Giám đốc Sở Y tế cho biết, trong tối 12/7 Sở đã cho xác minh căn nguyên của việc ngộ độc tập thể ở Phong Điền. 

Ông Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền cho biết, trong đêm 12/7, UBND huyện cùng các ngành chức năng của huyện, tỉnh đã tiến hành kiểm tra và lập biên bản đối với Nhà hàng H.Q. Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng đã lấy 3 lạng mẫu tôm chấy và hành phi (rải trên xôi, thực phẩm nghi gây ngộ độc) để đem đi xét nghiệm. Trước mắt, UBND huyện đã chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện và 16 trạm y tế trên địa bàn huyện tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại các nhà ăn tập thể đông người; đặc biệt là các nhà hàng chuyên tổ chức nấu ăn tiệc cưới, hỏi,… Trong đó, yêu cầu các chủ nhà hàng không được dọn các loại thực phẩm tươi sống trong tiệc.

“Về lâu dài, trong ngày thứ 2 (15/7) sẽ họp với các địa phương, trạm y tế 16 xã, thị trấn để tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn do mình phụ trách. Ngoài ra, yêu cầu các chủ nhà hàng phải kinh doanh theo quy định của Nhà nước. Yêu cầu các gia chủ trước khi cưới hỏi, phải báo với chính quyền địa phương để tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra an toàn thực phẩm. Nếu gia chủ không báo thì chính quyền và trạm y tế xã cũng phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát trước khi thức ăn được bày lên bàn tiệc, không để xảy ra tình trạng tương tự. Những vấn đề trên sẽ được huyện chỉ đạo bằng công văn đến tận cơ sở”,  ông Bình khẳng định.

Bài, ảnh: Hải Huế-Tiến Dũng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
Phong Điền nỗ lực xóa nhà tạm

Không trông chờ vào những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, bằng nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, huyện Phong Điền đã xóa được nhà tạm cho nhiều hộ nghèo ở địa phương.

Phong Điền nỗ lực xóa nhà tạm
Trao 18 suất quà đến gia đình có nạn nhân bị tai nạn giao thông

Chiều 20/11, ông Hoàng Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, cùng đại diện các ban, phòng, đơn vị chức năng liên quan đã đến thăm hỏi, động viên các gia đình có nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông (TNGT) hiện đang gặp hoàn cảnh khó khăn ở địa phương.

Trao 18 suất quà đến gia đình có nạn nhân bị tai nạn giao thông

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top