ClockThứ Sáu, 24/12/2021 06:49

Sử dụng kháng sinh có trách nhiệm: Vì thế hệ mai sau

TTH - Kháng sinh ra đời đánh dấu kỷ nguyên phát triển mới của y học về điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, loại thuốc này đã được sử dụng rộng rãi, kéo dài, lạm dụng, làm cho các vi sinh vật thích nghi với thuốc, tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn trở thành kháng thuốc khiến thuốc kém hiệu quả, thậm chí không hiệu quả. Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi toàn cầu có trách nhiệm bảo vệ nguồn thuốc kháng sinh quý giá cho thế hệ sau.

Hiểm họa từ xử lý kháng sinh bất cẩnKiểm tra việc kê đơn thuốc kháng sinh trong cơ sở khám chữa bệnh

Nhân viên y tế hướng dẫn người dân dùng thuốc theo đơn

Hành động nhỏ, nguy hại lớn

Ôm cậu con trai 8 tuổi đến một phòng khám nhi, chị Thu Hương (Phú Bài, thị xã Hương Thủy) cứ giật thót theo mỗi tiếng “mắng vốn” của vị bác sĩ đáng kính: “Chị làm mẹ mà hay thật đấy. Có phải cứ hễ con ho là phải dùng thuốc kháng sinh đâu. Mấy loại thuốc chị cho con uống mấy hôm nay đều không đúng với bệnh của bé, lại toàn là kháng sinh liều cao nữa. Chị mà cứ chăm con như thế này, đến khi con bệnh nặng phải vô bệnh viện, bệnh của con lại kháng kháng sinh hết, bác sĩ giỏi cũng không cứu được đâu”.

Sau lần ấy, chị Hương tuyệt nhiên thay đổi thói quen “cứ có bệnh là ra nhà thuốc” của mình. Người lớn trong nhà thì chủ động đi khám đã đành, còn mấy đứa nhỏ, từ con cho đến cháu, cứ thấy ốm sốt là chị phải nhắc người nhà đưa bé đi khám bác sĩ và lấy thuốc theo đơn. Cũng sau lần ấy, chị tự lên mạng tìm đọc về khái niệm kháng thuốc kháng sinh, chị càng ý thức hơn việc phải đưa con đến bác sĩ thay vì đi ra hiệu thuốc và cung cấp dấu hiệu bệnh để các cô bán thuốc gợi ý đơn.

Bản thân chị Hương cũng nhận thức sâu sắc theo khuyến cáo của các chuyên gia rằng, để bảo vệ bản thân và gia đình, mỗi người dân cần hiểu được tầm quan trọng của việc tuân thủ chế độ chỉ định của bác sĩ trong điều trị bệnh. Đồng thời, cần bỏ “ngay và luôn” những hành động tưởng chừng đơn giản nhưng lại góp phần tạo ra những con siêu vi khuẩn từ trong gia đình, đó là tự ý mua thuốc không theo đơn, bỏ qua cảnh báo lạm dụng kháng sinh…

“Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa”

Tổ chức Y tế Thế giới nhận định, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên phụ thuộc kháng sinh và yêu cầu toàn cầu có trách nhiệm bảo vệ nguồn thuốc kháng sinh quý giá cho thế hệ sau. Trong tương lai, các quốc gia có thể phải đối mặt với khả năng không có thuốc để điều trị hiệu quả các bệnh truyền nhiễm, nếu không có các biện pháp can thiệp phù hợp. Nếu không có những giải pháp mạnh mẽ, dự kiến đến năm 2050 mỗi năm sẽ có 10 triệu người tử vong do kháng thuốc.

Với khẩu hiệu “Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa”, Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi các nước cùng chung tay phòng, chống kháng thuốc, trong đó có Việt Nam. Bộ Y tế cũng kêu gọi mỗi cán bộ y tế, người dân và toàn thể cộng đồng cam kết sử dụng kháng sinh có trách nhiệm.

Nỗ lực giảm tình trạng kháng thuốc kháng sinh, từ năm 2013 Việt Nam đã xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc, với mục tiêu đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống kháng thuốc, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe Nhân dân.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, những vấn đề như: quá tải y tế, không phân tầng nguy cơ hay không đánh giá dấu hiệu nhiễm khuẩn của người bệnh… khiến ngành y tế lo ngại tình trạng lạm dụng kháng sinh tăng lên và làm tốc độ kháng kháng sinh xảy ra nhanh hơn. Do vậy, các hành động về chống kháng thuốc được ngành xác định cần thúc đẩy mạnh hơn và đạt hiệu quả hơn trong giai đoạn này.

Tại Bệnh viện Trung ương Huế, trong nhiều năm qua, với sự hỗ trợ của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Bộ Y tế, sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế, như: WHO, CDC, PATH, OUCRU… các hoạt động chống kháng thuốc đã mang lại một số kết quả đáng ghi nhận: Số lượng người bệnh mang vi khuẩn đa kháng thuốc giảm từ 10-15% hằng năm; tỷ lệ sử dụng kháng sinh đa đề kháng giảm 31% từ năm 2019 và tiến tới không còn tình trạng sử dụng kháng sinh đã kháng thuốc trong bệnh viện; các chủng vi khuẩn đa kháng thuốc thường gặp như Acinetobacter baumannii, Klebsiella pneumoniae, Ecoli… giảm rõ rệt từ 10-30%.

Hưởng ứng các hoạt động phòng, chống kháng thuốc năm 2021, Bệnh viện Trung ương Huế tiếp tục tổ chức ký cam kết “Sử dụng kháng sinh có trách nhiệm” trong các trung tâm, khoa lâm sàng. Theo đó, các đơn vị cam kết: Chỉ kê đơn kháng sinh khi thực sự cần thiết; hướng dẫn cho người bệnh việc sử dụng kháng sinh; thực hành tốt kiểm soát nhiễm khuẩn và giám sát các phác đồ điều trị có kháng sinh…

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khen thưởng 100 khách hàng sử dụng tiết kiệm điện năm 2024

Sáng 21/11, lãnh đạo Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) thông tin, đơn vị đang tiến hành trao giải và giấy chứng nhận cho 100 khách hàng tiêu biểu đã đạt các tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do đơn vị phát động.

Khen thưởng 100 khách hàng sử dụng tiết kiệm điện năm 2024
Trách nhiệm với công tác tuyển quân

Gần 30 năm đảm nhiệm công tác tuyển quân, Thiếu tá Quân nhân chuyên nghiệp Trần Xuân Toản, nhân viên Quân lực, Ban Tham mưu, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Nam Đông luôn khắc phục khó khăn, trách nhiệm với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trách nhiệm với công tác tuyển quân
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Tìm hiểu các mẫu máy rửa xe 7.5KW được sử dụng nhiều cho tiệm

Máy rửa xe 7.5KW - Thiết bị vệ sinh công nghiệp hoạt động với công suất lớn, thích hợp cho các công việc làm sạch ở quy mô lớn và đòi hỏi áp lực nước mạnh. Với công suất 7.5KW, máy giúp loại bỏ mọi vết bẩn cứng đầu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Dưới đây, chúng tôi giới thiệu đến bạn top 5 mẫu máy đang được ưa chuộng nhất được Siêu thị máy rửa xe phân phối!

Tìm hiểu các mẫu máy rửa xe 7 5KW được sử dụng nhiều cho tiệm

TIN MỚI

Return to top