ClockThứ Sáu, 06/09/2024 20:41

Tối ưu hóa trong kiểm soát đường thở khó

TTH.VN - Chiều 6/9, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế tổ chức buổi sinh hoạt khoa học cập nhật kiến thức về kiểm soát đường thở khó. Qua đó, đánh giá những ưu điểm vượt trội khi sử dụng giải pháp CMAC dựa trên các trang thiết bị hiện có tại đơn vị cũng như các trang thiết bị hiện đại khác.
Thực hành trên mô hình kết hợp đa phương tiện trong quản lý đường thở. Ảnh: T.HIỂN

Tham dự có các bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên các khoa Gây mê hồi sức A, Gây mê hồi sức B, Hồi sức cấp cứu, Đột quỵ, Hồi sức tích cực cấp cứu-Nhi… của 3 cơ sở trực thuộc. Các chuyên gia đã chia sẻ kinh nghiệm về quản lý đường thở đa mô thức, đặt nội khí quản tỉnh thức, thực hành trên mô hình, thảo luận, đánh giá; từ đó, tối ưu hóa chiến lược quản lý đường thở cùng giải pháp tích hợp CMAC mới...

Một trong những nhiệm vụ của bác sĩ gây mê hồi sức là hạn chế các tác động bất lợi của quá trình gây mê lên hệ thống hô hấp, bằng cách giữ cho đường thở thông thoáng và đảm bảo cung cấp oxy đầy đủ. Thuật ngữ "Quản lý đường thở" liên quan đến lĩnh vực thực hành này và cũng là nội dung chính của ngành gây mê hồi sức.

Biến chứng lớn nhất trong quá trình gây mê là không quản lý được đường thở. Việc mất kiểm soát đường thở có thể làm cho bệnh nhân tử vong hoặc tổn thương không hồi phục của hệ thần kinh trung ương. Quá trình gây mê diễn biến qua các giai đoạn: Tiền mê, khởi mê, duy trì mê, thoát mê và hậu phẫu. Giai đoạn nào cũng đều có thể xảy ra các tai biến và biến chứng về đường thở.

Bài toán chung được đặt ra là dựa vào tiêu chí nào để ê-kíp cấp cứu - gây mê sàng lọc đối tượng bệnh nhân có yếu tố đường thở khó, từ đó đưa ra quyết định xử trí chính xác, đảm bảo an toàn cho mọi trường hợp. Quan trọng hơn hết là sự đồng bộ, hiểu ý; chuẩn bị đầy đủ nhân lực và vật lực trong thời gian ngắn nhất có thể.

L. TUỆ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển đổi từ cơ chế “phân cấp” sang “phân quyền” để quản lý, khai thác tài sản công hiệu quả

Chính phủ đề xuất sửa đổi quy định về thẩm quyền quyết định trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, từ cơ chế Chính phủ, bộ, cơ quan Trung ương, HĐND cấp tỉnh “phân cấp” thẩm quyền sang cơ chế phân quyền cho Chính phủ, bộ, cơ quan Trung ương, HĐND cấp tỉnh “quy định” thẩm quyền nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài sản công.

Chuyển đổi từ cơ chế “phân cấp” sang “phân quyền” để quản lý, khai thác tài sản công hiệu quả
Siết chặt quản lý thị trường bất động sản

Thời gian qua, giá bất động sản (BĐS) tăng cao, khiến cho thị trường vừa mới hồi phục đã xuất hiện những dấu hiệu bất ổn. Thực trạng này đòi hỏi các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để ngăn chặn tình trạng “thổi giá”, gây nhiễu loạn thông tin, tránh để người dân trở thành nạn nhân của những đợt sốt đất ảo đã từng diễn ra.

Siết chặt quản lý thị trường bất động sản

TIN MỚI

Return to top