ClockThứ Năm, 08/12/2022 07:38

Tỷ lệ tra cứu thông tin bảo hiểm y tế qua căn cước gắn chip còn thấp

Số lượng người dân đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế được cơ sở khám, chữa bệnh tra cứu thông tin bảo hiểm y tế qua căn cước công dân gắn chip còn rất thấp và tỷ lệ tra cứu thành công cũng rất thấp.

Đẩy mạnh sử dụng căn cước công dân gắn chip trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tếSử dụng căn cước công dân thay thế thẻ bảo hiểm y tế: Nhanh chóng, tiện lợiSử dụng căn cước công dân gắn chíp trong khám, chữa bệnh

Căn cước công dân gắn chip. Nguồn: Vietnam+

Trước thực tế số người đi khám bệnh tra cứu thông tin bảo hiểm y tế qua căn cước công dân gắn chip còn rất thấp, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc bộ, ngành; Hiệp hội bệnh viện tư nhân Việt Nam đôn đốc triển khai thực hiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chip.

Tỷ lệ lượt khám, chữa bệnh có tra cứu chỉ đạt khoảng 4,36%

Bộ Y tế cho biết cuối tháng 2/2022, Bộ Y tế đã có công văn gửi các đơn vị về việc hướng dẫn triển khai thí điểm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chip hoặc qua ứng dụng định danh điện tử quốc gia của Bộ Công an (VNelD).

Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng đã có các văn bản chỉ đạo bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố đẩy mạnh triển khai thí điểm sử dụng căn cước công dân gắn chip khi tiếp đón người bệnh đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Theo số liệu báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đến ngày 18/11/2022, toàn quốc đã có 11.726 cơ sở triển khai khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chip (đạt 92% tổng số cơ sở khám, chữa bảo hiểm y tế trong toàn quốc) với 4.797.796 lượt tra cứu thông tin bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân khi tiếp đón người bệnh, trong đó có 2.942.327 lượt tra cứu thành công.

Tỷ lệ tra cứu thành công đạt 61,33% trên tổng số lượt được tra cứu. Tỷ lệ lượt khám chữa bệnh có tra cứu bằng căn cước công dân gắn chip trên tổng số lượt khám, chữa bệnh (tổng số lượt khám, chữa bệnh tính từ 1/3/2022-18/11/2022 có khoảng 110 triệu lượt khám, chữa bệnh) mới chỉ đạt khoảng 4,36%.

Từ các số liệu báo cáo nêu trên có thể thấy qua gần 9 tháng triển khai thí điểm, số lượng người dân đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế được cơ sở khám, chữa bệnh tra cứu thông tin bảo hiểm y tế qua căn cước công dân gắn chip còn rất thấp và tỷ lệ tra cứu thành công cũng rất thấp.

Khẩn trương rà soát tình hình triển khai

Để khắc phục tình trạng nêu trên, Bộ Y tế đề nghị Thủ trưởng các đơn vị khẩn trương chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền quản lý, rà soát tình hình triển khai thí điểm thực hiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chip hoặc qua ứng dụng VNeID của Bộ Công an theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và của Bộ Y tế.

Bộ Y tế lưu ý khi có khó khăn, vướng mắc, đề nghị thủ trưởng đơn vị trực tiếp trao đổi với cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh và phối hợp với PC06 công an cấp tỉnh để kịp thời tháo gỡ, giải quyết.

Các đơn vị nghiêm túc tổ chức thực hiện theo đúng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phấn đấu đến hết năm 2022 đạt 100% cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong toàn quốc triển khai khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chip, với 20% người dân khi đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế thực hiện tra cứu thông tin bảo hiểm xã hội qua căn cước công dân gắn chip hoặc qua ứng dụng VNeID.

Sử dụng căn cước công dân gắn chíp trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Ảnh: PV/Vietnam+

Các đơn vị tăng cường công tác thông tin, truyền thông trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng hiện có để người dân được biết và hiểu về những tiện lợi, lợi ích mang lại, từ đó dần dần thay đổi thói quen sử dụng căn cước công dân gắn chip hoặc cài đặt ứng dụng VNeID trên điện thoại thông minh khi đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Các đơn vị thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và kịp thời tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền (bằng văn bản) về các khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện.

Bộ Y tế nêu rõ Sở Y tế chịu trách nhiệm tổng hợp các khó khăn, vướng mắc của các đơn vị thuộc quyền quản lý; thủ trưởng y tế thuộc bộ, ngành trực tiếp báo cáo khó khăn, vướng mắc của các đơn vị mình, gửi về Bộ Y tế (qua vụ Bảo hiểm Y tế) để được xem xét, giải quyết.

Bộ Y tế nhấn mạnh triển khai sử dụng căn cước công dân gắn chip khi đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong Đề án 06 (Theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ), góp phần cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian tiếp đón người bệnh, minh bạch thông tin, chống các hành vi gian lận, lợi dụng để trục lợi quỹ bảo hiểm y tế. Vì vậy, Bộ Y tế yêu cầu thủ trưởng các đơn vị nghiêm túc tổ chức thực hiện theo đúng các quy định, hướng dẫn.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

KỶ NIỆM 130 NĂM THÀNH LẬP BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ:
Nhiều tập thể đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập Bệnh viện Trung ương Huế được tổ chức trang trọng ngày 12/12. Tham dự có các UVTW Đảng: Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Thị Hồng Lan; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng lãnh đạo các tỉnh thành, khách quốc tế…

Nhiều tập thể đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Quản trị bệnh viện trong tình hình mới

Đây là chủ đề thu hút sự quan tâm của lãnh đạo nhiều bệnh viện tại Hội nghị thường niên Câu lạc bộ (CLB) Giám đốc các bệnh viện khu vực Miền Trung năm 2024 diễn ra chiều 11/12. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động “Chào mừng 130 năm thành lập BVTW Huế”.

Quản trị bệnh viện trong tình hình mới
Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top