ClockThứ Bảy, 16/04/2016 14:19

Việt Nam cam kết phối hợp với quốc tế kiểm soát kháng sinh

Ngày 16/4, Hội nghị các Bộ trưởng Y tế về kháng kháng sinh trong khu vực châu Á đã diễn ra tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản) với sự tham dự của 12 Bộ trưởng Y tế các nước gồm Nhật Bản, Australia, Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam, cùng nhiều quan chức và chuyên gia kỹ thuật của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp các nước.

Hội nghị các Bộ trưởng Y tế về kháng kháng sinh tại Nhật Bản. (Ảnh: Nguyễn Tuyến/Vietnam+)

Bộ trưởng Y tế Việt Nam Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị.

Hội nghị do chính phủ Nhật Bản đăng cai tổ chức với sự phối hợp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương và khu vực Đông Nam Á, với mục đích chia sẻ kinh nghiệm của các quốc gia về chống kháng thuốc, xác định các cách tiếp cận và đóng góp xây dựng các kế hoạch quốc gia đa ngành về kháng kháng sinh; xây dựng và thông qua Tuyên bố Tokyo của các Bộ trưởng Y tế các nước trong khu vực về kháng kháng sinh, trình nội dung cho chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) dự kiến diễn ra vào tháng Năm tới tại Ise-Shima (Nhật Bản) và Hội nghị Bộ trưởng Y tế các nước G7 tại Kobe, Nhật Bản, vào tháng Chín tới.

Tại hội nghị, các Bộ trưởng Y tế và đại diện WHO đã cùng nhau thảo luận các nỗ lực phòng chống kháng kháng sinh trên toàn cầu, khu vực và tại các quốc gia; những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, động vật và môi trường của việc sử dụng kháng sinh không đúng cách; sự liên quan giữa vấn đề kháng kháng sinh với an ninh y tế toàn cầu.

Các bộ trưởng cũng thảo luận cách tiếp cận “Một sức khỏe” và các cơ chế phối hợp đa ngành trong công tác chống kháng thuốc.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Y tế Việt Nam Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhấn mạnh các cam kết của Việt Nam phối hợp chặt chẽ với cộng đồng quốc tế nhằm kiểm soát hiệu quả vấn đề kháng kháng sinh.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng chia sẻ một số thành công bước đầu của Việt Nam như ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn 2013-2020 vào tháng 6/2013, ký kết Văn bản thỏa thuận cam kết đa ngành về chống kháng thuốc giữa Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Đối tác Phát triển tại Việt Nam vào tháng 6/2015, phối hợp với WHO tổ chức Tuần lễ kháng kháng sinh vào tháng 11/2015 với nhiều hoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý, tránh lạm dụng kháng sinh trong điều trị…

Việt Nam cũng được mời phát biểu tham luận tại phiên họp thảo luận về cách tiếp cận “Một Sức khỏe” hướng đến an ninh y tế toàn cầu.

Việt Nam hiện là một trong những quốc gia đi đầu về thực hiện các hoạt động phòng chống dịch bệnh trên người và động vật trong Chương trình An ninh y tế toàn cầu, bao gồm vấn đề chống kháng thuốc trên vật nuôi.

Chính phủ Việt Nam cũng đã thành lập Đối tác Một Sức khỏe vào tháng 3/2016, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc đẩy mạnh phối hợp đa ngành về kiểm soát bệnh tật trên động vật và chống kháng thuốc trên vật nuôi.

Kết thúc hội nghị, các đại biểu đã thông qua Tuyên bố Tokyo về kháng kháng sinh, cam kết xây dựng các hệ thống y tế có khả năng ứng phó nhanh, đẩy mạnh phối hợp đa ngành, hợp tác quốc tế ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế trong công tác phòng chống kháng thuốc nhằm bảo vệ sức khỏe người dân…

Hội nghị cũng đã phát động Sáng kiến Một Sức khỏe khu vực châu Á-Thái Bình Dương về kháng kháng sinh, trong đó các nước cùng nhau xác định và giải quyết các thách thức do kháng kháng sinh gây ra trong khu vực bằng cách xây dựng lộ trình để thực hiện các khung hành động của khu vực về kháng kháng sinh, tập trung vào các nội dung: tăng cường công tác truyền thông nhằm nâng cao ý thức của người dân và cộng đồng về sử dụng kháng sinh hợp lý, xây dựng và thực hiện các quy định quản lý kháng sinh, thiết lập hệ thống giám sát và mạng lưới xét nghiệm, tăng cường quản lý chăm sóc y tế, tiếp cận kháng sinh hiệu quả, đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực này.

Trước đó, trong hai ngày 14 và 15/4 cũng đã diễn ra Cuộc họp tham vấn kỹ thuật về kháng kháng sinh trong khu vực châu Á với sự tham dự của các chuyên gia kỹ thuật của các Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp các nước.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sẽ nhân rộng mô hình phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn

Ngày 26/11, tại UBND xã Vinh Xuân, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội nghị nghiệm thu và tổng kết mô hình điểm của Hội Nông dân, tham gia phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn năm 2024 tại hai xã Vinh Xuân và Phú Diên của huyện Phú Vang. Dự hội nghị có các ông Phạm Văn Thiện, Giám đốc Trung tâm Môi trường nông thôn (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam); Nguyễn Chí Quang, TUV, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh.

Sẽ nhân rộng mô hình phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn
Nâng tầm vóc quan hệ Việt Nam-Malaysia trong kỷ nguyên phát triển mới

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Phu nhân đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim. Trong chuyến thăm, hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Malaysia, đưa mối quan hệ tin cậy và hợp tác hiệu quả giữa hai nước sang giai đoạn phát triển ở tầm mức cao, thiết thực hơn nữa, đáp ứng yêu cầu trong kỷ nguyên mới.

Nâng tầm vóc quan hệ Việt Nam-Malaysia trong kỷ nguyên phát triển mới
Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm

TIN MỚI

Return to top