ClockChủ Nhật, 09/05/2021 14:43

Triển khai cấp bách mọi giải pháp để kiểm soát dịch trong 10 ngày tới

TTH.VN - Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Phan Ngọc Thọ chỉ đạo như vậy tại cuộc họp giao ban trực tuyến bàn các giải pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19 sáng 9/5.

Cách ly tạm thời xã Phong Hiền, huyện Phong Điền từ 10 giờ ngày 9/5Thừa Thiên Huế ghi nhận ca thứ 3 nghi dương tính với SARS-CoV-2Dịch COVID-19: Hàng loạt quốc gia trong tình trạng cảnh báo cao độ200 sinh viên tình nguyện hỗ trợ các chốt kiểm soát y tếKiếm tra học kỳ bằng hình thức trực tuyếnĐảm bảo an toàn tuyệt đối cho các khu cách ly và cơ sở khám chữa bệnhThông tin về ca nghi dương tính COVID-19 đầu tiên ở Thừa Thiên HuếChốt chặn COVID-19 ở Bệnh viện Trung ương HuếTái kích hoạt tổ thông tin đáp ứng nhanh phòng chống COVID-19Mở rộng điều tra, thần tốc truy vết, xét nghiệm, cách ly

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ (thứ hai, phải sang) kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Trung tâm Y tế Phú Vang 

Theo thông báo từ Ban Chỉ đạo tỉnh, đến trưa 9/5, Thừa Thiên Huế đã có 3 ca nghi nhiễm với SARS-CoV-2, trong đó 1 ca dương tính đã được công bố chiều 8/5. Hiện, các cấp, ngành đang huy động tổng lực với các giải pháp cấp cách nhằm khẩn trương ngăn chặn dịch từ ngoài và dập dịch từ trong.

Sau khi nghe phát biểu của các thành viên Ban chỉ đạo và các địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh: Thời gian bây giờ là rất quan trọng, nguyên tắc “ngăn chặn, phát hiện, truy vết, cách ly, khoanh vùng, dập dịch” phải được triển khai một cách thần tốc. Các cấp, ngành phải tăng tính chủ động, xác định và nhận định đúng tỉnh ta đang ở trạng thái nào, các địa phương có dịch đang ở trạng thái nào để có phương án phòng chống dịch phù hợp, hiệu quả. Thực hiện đồng bộ mọi cách, mọi giải pháp để kiểm soát cho bằng được dịch bệnh trong 10 ngày tới.

Nhấn mạnh Thừa Thiên Huế là địa phương đã có dịch, nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng vẫn tiềm ẩn rất cao, mầm mống dịch bệnh có ở nhiều địa phương trong tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, lúc này mọi người dân phải nêu cao tinh thần phòng, chống dịch cho bản thân và cộng đồng. Lãnh đạo các đơn vị, địa phương phải hành động quyết liệt, liên tục, làm hết sức mình, bám sát diễn biến dịch bệnh để có những chỉ đạo phù hợp, hiệu quả; các lực lượng tuyến đầu như y tế, công an, quân đội, một số lực lượng khác… phải thể hiện vai trò nòng cốt, xung kích trong công tác phòng chống dịch.

Đối với huyện Phong Điền, là địa phương đang có nguy cơ cao lây nhiễm COVID-19, Ban chỉ đạo thực hiện khoanh vùng, phong tỏa cách ly tạm thời xã Phong Hiền từ 10 giờ ngày 9/5 theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ cho đến khi có thông báo mới; thực hiện hạn chế tập trung đông người đối với toàn huyện Phong Điền từ 10 giờ ngày 9/5/2021 theo tinh thần Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2020 của thủ tướng Chính phủ cho đến khi có thông báo mới… Các cơ quan, đơn vị phải hỗ trợ cho huyện Phong Điền trong lúc này.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ kết luận tại cuộc họp 

Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, mục tiêu cao nhất lúc này là phải tập trung phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ sức khỏe cho người dân, cộng đồng, các hoạt động không cần thiết phải tạm thời dừng hoạt động để đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Việc thông tin, tuyên truyền tình hình diễn biến dịch bệnh phải được thông tin thường xuyên, liên tục để người dân nắm và chủ động biện pháp phòng tránh, người dân phải nắm bắt thông tin từ những kênh chính thống để tránh hoang mang, lo lắng, Ban chỉ đạo phải cung cấp những thông tin sớm nhất cho người dân được biết.

“Chúng ta đã qua thời kỳ "phòng ngự", chuyển qua thời kỳ "tấn công". Các địa phương phải phát huy tính chủ động và tinh thần 4 tại chỗ. Phải luôn đặt ở trạng thái cao hơn 1 mức so với trạng thái hiện tại để chủ động trong triển khai các giải pháp. Bình tĩnh xử lý mọi tình huống trong trạng thái sẵn sàng cao nhất” - Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị phải có biện pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối ở các khu cách ly tập trung và cơ sở khám chữa bệnh. Nếu để lây nhiễm trong khu cách ly và cơ sở khám chữa bệnh thì Sở Y tế phải chịu trách nhiệm trước Ban chỉ đạo tỉnh.

Yêu cầu các chốt kiểm soát dịch bệnh phải làm tốt nhiệm vụ, siết chặt được đầu vào. Các trường cao đẳng, đại học không tiếp nhận học sinh, sinh viên trở lại địa phương trong giai đoạn hiện nay. Các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, có trường hợp F1 phải tạm dừng làm căn cước công dân để đảm bảo công tác phòng chống dịch.

Tin, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12: Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu

Trong bối cảnh dân số thế giới di chuyển không ngừng và nhanh chóng đến các thành phố, giải pháp để đảm bảo môi trường đô thị bền vững và an toàn cho người dân sẽ là một trong những nội dung được tập trung giải quyết tại Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12. Sự kiện đang được tổ chức từ ngày 4 - 8/11 tại Thủ đô Cairo, Ai Cập.

Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12 Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu
Triển khai các giải pháp góp phần thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1018/QĐ-TTg ngày 21/9/2024. Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, Bộ đã và đang thực hiện 5 giải pháp để góp phần thực hiện thành công Chiến lược này.

Triển khai các giải pháp góp phần thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn
Thông tin doanh nghiệp:
Giải pháp CDN cho website có khối lượng dữ liệu khổng lồ

Bạn đang sở hữu một website với kho tàng dữ liệu đồ sộ? Liệu người dùng có thực sự hài lòng với tốc độ tải trang của bạn? Giải pháp CDN chính là giải pháp cho những vấn đề trên. Với mạng lưới máy chủ phân tán rộng khắp toàn cầu, CDN giúp phân phối nội dung đến người dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Cùng tìm hiểu kỹ hơn thông tin này qua bài viết sau.

Giải pháp CDN cho website có khối lượng dữ liệu khổng lồ
Giải pháp làm mát bền vững có thể giúp các nền kinh tế đang phát triển tiết kiệm 8.000 tỷ USD

Theo báo cáo vừa được Liên minh Tăng cường hiệu quả làm mát của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) công bố, thị trường làm mát ở các nền kinh tế đang phát triển dự kiến sẽ tăng gấp đôi từ khoảng 300 tỷ USD/năm hiện nay lên ít nhất 600 tỷ USD/năm vào năm 2050. Tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong lĩnh vực làm mát dự kiến sẽ diễn ra ở châu Phi - nơi thị trường sẽ tăng gấp 7 lần, và ở Nam Á - nơi sẽ tăng gấp 4 lần về quy mô.

Giải pháp làm mát bền vững có thể giúp các nền kinh tế đang phát triển tiết kiệm 8 000 tỷ USD
Return to top