ClockThứ Năm, 11/05/2017 14:58

6 doanh nghiệp nhà nước vừa phải thoái vốn dưới mệnh giá

Trong 4 tháng đầu năm 2017, cả nước mới có 10 doanh nghiệp nhà nước và 2 đơn vị sự nghiệp được cổ phần hóa.

Theo Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, trong 4 tháng đầu năm 2017, cả nước mới có 10 doanh nghiệp nhà nước và 2 đơn vị sự nghiệp được cổ phần hóa.

Cũng theo Ban Chỉ đạo này, đến hết ngày 25/4/2017, cả nước đã thực hiện bán phần vốn nhà nước không cần nắm giữ tại 12 doanh nghiệp với tổng giá trị theo sổ sách là 564,3 tỷ đồng (bằng 82,3% so với cùng kỳ năm 2016), thu về 11.483,1 tỷ đồng (bằng 520,5% so với cùng kỳ năm 2016).

Về thoái vốn nhà nước, đến hết 25/4, cả nước đã thực hiện bán phần vốn nhà nước không cần nắm giữ tại 12 doanh nghiệp với tổng giá trị theo sổ sách là 564,3 tỷ đồng, thu về 11.483 tỷ đồng (bằng 520,5% so cùng kỳ năm 2016).

Đáng chú ý là trong số 12 doanh nghiệp này, có 6 doanh nghiệp phải thoái vốn dưới mệnh giá. Riêng trong tháng 4, cả nước thoái được theo giá trị sổ sách là 91,3 tỷ đồng, thu về 123,8 tỷ đồng.

Bộ Tài chính thì cập nhật lũy kế 4 tháng đầu năm 2017 cho thấy, các đơn vị đã thoái được 3.101 tỷ đồng, trong đó Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã bán vốn tại 16 doanh nghiệp với giá trị là 1.353 tỷ đồng, thu về 12.190 tỷ đồng (bao gồm cả số thoái trong năm 2016 của Vinamilk với giá trị sổ sách 783,7 tỷ đồng, thu về 11.286,4 tỷ đồng).

Liên quan đến thoái vốn của SCIC, Tổng công ty này cho biết, thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ và Bộ Tài chính về việc rút ngay 1.000 tỷ đồng vốn của SCIC đầu tư tại Công ty cổ phần Gang thép Thái nguyên (TISCO), SCIC đã triển khai các thủ tục rút vốn 1.000 tỷ đồng của SCIC tại TISCO. Ngày 25/04/2017, TISCO đã thực hiện hoàn trả khoản vốn góp 1.000 tỷ đồng vào tài khoản của SCIC.

Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cho biết, trong tháng 5/2017, sẽ tiếp tục đôn đốc các bộ, ngành triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao về sắp xếp, tái cơ cấu DNNN. Trong đó, Bộ Tài chính tổng hợp đầy đủ danh sách các doanh nghiệp đã cổ phần hóa còn lại nhưng chưa đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán đến nay. Trong đó, tách riêng số lượng, danh sách doanh nghiệp đủ điều kiện nhưng chưa đăng ký giao dịch, niêm yết thị trường chứng khoán để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Cũng trong tháng 5 này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017-2020.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 11.350 tỷ đồng

Tối 2/1, liên ngành Tài chính - Thuế - Kho bạc - Hải quan tổ chức hội nghị báo cáo kết quả thực hiện ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2023. Tham dự hội nghị có ông Lê Trường Lưu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 11 350 tỷ đồng
Sang năm có còn “có tội với dân” nữa không?

Trong một cuộc họp UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng nói rằng: “không giải ngân được là có tội với dân”. Ý của ông Hưng là nói đến giải ngân vốn đầu tư công. Thông tin cho biết, tỉnh Quảng Trị (9 tháng đầu năm 2023) mới giải ngân vốn đầu tư công được 33,7% trong tổng số vốn phân bổ gần 3.090 tỷ đồng.

Sang năm có còn “có tội với dân” nữa không
Hoãn thi hành quy định một số nhu cầu vốn không được cho vay

Sáng 24/8, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh thông tin, NHNN Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 10/2023/TT-NHNN về ngưng hiệu lực thi hành khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 8 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN đã được bổ sung theo khoản 2 Điều 1 Thông tư số 06/2023/TT-NHNN) cho đến ngày có hiệu lực thi hành của văn bản quy phạm pháp luật mới liên quan.

Hoãn thi hành quy định một số nhu cầu vốn không được cho vay
Return to top