ClockChủ Nhật, 26/03/2017 09:47

ADMM & ADMM+: Điểm mạnh & thách thức

TTH - Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) được coi là những hội nghị quốc phòng chính yếu của khu vực châu Á, với những điểm mạnh đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, trong bối cảnh sự cạnh tranh về trật tự đa phương ở Đông Á mà Trung Quốc và Hoa Kỳ theo đuổi ngày càng rõ nét, nhất là trong lĩnh vực kinh tế và tranh chấp Biển Đông, thì chủ nghĩa đa phương quốc phòng - dưới hình thức ADMM & ADMM+, cũng là một phần quan trọng của trật tự khu vực và có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh quyền lực đang gia tăng.

Đại diện các nước tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN năm 2016 tại Lào. Ảnh: The Diplomat

Điểm mạnh của ADMM & ADMM+

Theo phân tích và nhận định của The Diplomat, ADMM & ADMM+ có hai điểm mạnh chính. Thứ nhất, ADMM và ADMM+ là những cuộc họp duy nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương tập hợp đủ các Bộ trưởng Quốc phòng của 10 nước ASEAN và 18 nước mở rộng trong khu vực, để trao đổi quan điểm về một loạt các vấn đề an ninh. Đối thoại với quy mô như vậy - cả ở cấp độ đa phương và trong các cuộc họp song phương bên lề - được đánh giá có vai trò quan trọng vì nó giúp tạo ra sự hiểu biết chung.

Thứ hai, sự hợp tác mang tính thực tiễn của ADMM & ADMM+ thông qua các cuộc tập trận chung cũng góp phần nâng cao năng lực cho các nước ASEAN trong việc ứng phó với các thách thức về an ninh khu vực.

Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng, một điểm mạnh nữa có thể kể đến là vai trò trung tâm của ASEAN trong ADMM+. Đây là một diễn đàn rất có ích và liên quan đến các bên cụ thể khi nó có sự độc lập trong nhận thức và mang tính trung lập giữa các cuộc cạnh tranh quyền lực. Sự ưu tiên của các đối tác đối thoại về vai trò trọng tâm của ASEAN trong ADMM+ chính là một dấu hiệu đáng khích lệ cho hiệp hội. Tuy nhiên, sự cạnh tranh Trung - Mỹ có thể sẽ gây bất lợi cho ADMM & ADMM+ trong việc tiến hành thảo luận thẳng thắn về các vấn đề an ninh.

Những thách thức đối mặt

Song song với những điểm mạnh nói trên, không thể phủ nhận khu vực này vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. The Diplomat cho rằng, mâu thuẫn giữa lợi ích khu vực và lợi ích quốc gia của các nước thành viên có nguy cơ làm rạn nứt mối quan hệ giữa các thành viên ASEAN. Ngoài ra, nguyên tắc về sự đồng thuận của ASEAN cũng đặt ra thách thức đối với sự hợp tác của ADMM+, khi các nước mở rộng tham gia ADMM+ có nhiều lợi ích khác nhau trong các vấn đề chính của khu vực.

Một thách thức thứ ba đối với ADMM & ADMM+ là thiếu thể chế hoá và sự khác nhau trong mức độ năng lực giữa các quốc gia thành viên. Năng lực quân sự khác nhau được cho là rào cản, gây trở ngại cho việc hợp tác sâu hơn về chức năng, trong khi sự chênh lệch về năng lực ngoại giao cũng làm ảnh hưởng đến hiệu quả lãnh đạo của các nước giữ chức chủ tịch ADMM+ tương ứng từ năm này sang năm khác.

Chờ đợi gì vào các kỳ ADMM & ADMM+

Sắp tới, ADMM & ADMM+ cần củng cố các cuộc tập trận theo hướng tốt nhất, cũng như đưa ra các chiến lược để giải quyết những thách thức đối với ngoại giao quốc phòng trong khu vực. Về vấn đề này, Viện nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam cho rằng, các nước cần tiếp tục xây dựng năng lực quân sự. Các quốc gia ASEAN cũng nên nêu rõ loại hình và mức độ hỗ trợ mà mình yêu cầu từ các đối tác đối thoại.

Trong khi đó, để tránh bất kỳ sự bất ổn nào trong các mối quan hệ, các quốc gia thành viên cần đảm bảo các lợi ích và thiện chí đạt được từ các cuộc tập trận chung và huấn luyện quân sự có thể vượt ra ngoài các hoạt động đó. ADMM & ADMM+ cần quảng bá các quy tắc chung và các chuẩn mực về hành vi trong các không gian hàng hải và hàng không khu vực, giúp thiết lập các quy tắc ứng xử trong các trường hợp khẩn cấp, cũng như đóng góp vào mục tiêu rộng hơn là một trật tự khu vực dựa trên nguyên tắc.

Đồng thời, các nhà phân tích quân sự cũng đề cập đến việc thể chế hóa ADMM & ADMM+. Để đạt được điều này, ADMM có thể xem xét thiết lập một ban thư ký có thể quản lý các vấn đề của ADMM+. Ngoài ra, có thể tăng cường sự kết hợp giữa ADMM & ADMM+ và các diễn đàn khác như: Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á... The Diplomat cho rằng, đẩy mạnh các mối liên kết này sẽ giúp tăng cường mạng lưới thể chế bao trùm lên các mối quan hệ trong khu vực.

TỐ QUYÊN (Tổng hợp & lược dịch từ The Diplomat, RSIS & Asean)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng

Theo phân tích của Maybank Investment Bank Bhd, việc áp dụng xe điện (EV) ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng nhờ các quy định thuận lợi, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc tung ra các mẫu xe mới với giá thấp hơn, đồng thời khu vực này cũng có các cơ sở sản xuất ô tô lớn và nhu cầu xe điện đáng kể.

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng
Return to top