ClockThứ Ba, 08/01/2019 15:03

AFP: “Làng hương” Việt Nam nhuộm hồng trước thềm Tết Nguyên đán

TTH.VN - Tờ AFP ngày 8/1 có bài viết cho hay, tại "làng hương" của Việt Nam, hàng chục người đang vất vả trong công việc làm ra những cây hương thơm ngát trước dịp năm mới theo âm lịch.

Châu Á rộn ràng đón Tết Nguyên đánNgoại trưởng Mỹ chúc mừng người dân các nước đón Tết Nguyên ĐánTết Nguyên đán ấm cúng của người Việt tại IndonesiaHà Nội lọt top 14 địa điểm lý tưởng nhất để đón Tết Nguyên đánNhững điều thú vị về Tết Âm lịch ở các nước châu Á

Tại làng Quảng Phú Cầu ở ngoại ô Hà Nội, các gia đình đã làm hương hơn một thế kỷ. Ảnh: AFP

Đó là thời gian bận rộn nhất trong năm của những người lao động trong ngành tiểu thủ công nghiệp ở làng Quảng Phú Cầu ở ngoại ô thủ đô Hà Nội, nơi các gia đình đã làm hương trong hơn một thế kỷ, một nguồn tự hào lớn đối với nhiều người.

"Đó là một công việc truyền thống và tâm linh khi làm ra những cây hương này", bà Đặng Thị Hoa nói với hãng tin AFP, khi ngồi giữa những bó hương màu hồng đang được phơi dưới ánh nắng chiều.

Doanh số bán hương tăng lên hàng năm trước và trong dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: AFP

Ngôi làng của cô nằm trong số nhiều khu vực trên khắp Việt Nam làm ra những cây hương, mùi hương của từng lô hàng sẽ phù hợp với thị hiếu của các khu vực mà chúng được bán ra.

Doanh số tăng hàng năm vào mỗi dịp trước và trong dịp Tết Nguyên đán trong tháng 2, khi nhiều người dân đổ về các ngôi chùa để thắp hương trong các lễ cúng, hoặc thắp hương trên bàn thờ tổ tiên tại nhà.

Hầu hết các hộ gia đình trong các con hẻm ở “làng hương” của Việt Nam đều tham gia vào hoạt động buôn bán. Ảnh: AFP

Gia đình của bà Hoa bắt đầu làm hương từ hơn 100 năm trước. Bán hương cho khu vực miền trung, bà Hoa có thể kiếm lên tới 430 USD một tháng trước khi đến Tết.

Trước thềm năm mới âm lịch là thời điểm bận rộn nhất ở “làng hương” Việt Nam. Ảnh: AFP

Công việc không chỉ mang lại niềm tự hào cho nhiều người ở Quảng Phú Cầu như bà Hoa, nhiều người kiếm được khoản tiền tốt từ việc làm hương so với công việc trong các nhà máy gần đó.

Một công việc vất vả. Ảnh: AFP

"Công việc này là một công việc vất vả, nhưng tôi đang kiếm đủ tiền để nuôi 2 trong số những đứa con của mình trở thành bác sĩ", bà Lê Thị Liễu chia sẻ.

Trong khi đó, bà Liễu cũng thấy hạnh phúc khi 2 đứa con khác của mình quyết định nối gót công việc của bà.

Lê Thảo (Lược dịch từ AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top