ClockThứ Bảy, 27/12/2014 17:28

B.A.V.H và vấn đề tiếp xúc văn minh Đông – Tây

TTH.VN - Ngày 27/12, Phân Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức tọa đàm khoa học 100 năm B.A.V.H (1914-2014) và vấn đề tiếp xúc văn minh Đông – Tây đầu thế kỷ XX.


Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm đánh giá cao giá trị các công trình nghiên cứu của B.A.V.H về Huế.

B.A.V.H (Bulletin des Amis du Vieux Hue) là tạp chí, diễn đàn khoa học của A.A.V.H (Association des Amis du Vieux Hue – Hội Đô thành hiếu cổ). Đây được xem là một tạp chí khoa học có giá trị nhất Đông Dương thời đó, được xuất bản đều đặn trong 30 năm, cho đến năm 1944 thì đình bản do biến cố chính trị. Linh mục Léopold Cadière làm chủ bút suốt thời kì tồn tại của tập san. Có thể nói, đây là một pho sách qúy cho những ai muốn tìm hiểu về Huế.

Với 31 năm liên tục hoạt động, B.A.V.H góp phần không nhỏ vào công việc nghiên cứu về Huế xưa, triều Nguyễn và lịch sử Việt Nam, tựu chung các vấn đề: Kinh thành Huế và phụ cận, lịch sử Huế và An-nam, nghệ thuật xứ Huế, ngôn ngữ học, dân tộc học, văn hóa dân gian xứ Huế...

Các đại biểu tham dự tọa đàm đánh giá cao vai trò, giá trị của B.A.V.H - một hiện tượng độc đáo, tiêu biểu cho quá trình tiếp xúc, giao lưu văn hóa và văn minh Đông – Tây đầu thế kỷ XX ở Việt Nam – miền Trung – Huế. Các công trình nghiên cứu trong các tập san này đã mở ra, đặt tiền đề, nền móng quan trọng cho việc nghiên cứu Việt Nam, miền Trung, Huế trên nhiều phương diện: Champa học, phong tục học, tôn giáo tín ngưỡng, nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật diễn xướng... Đến nay, đối với nghiên cứu Huế hay nghiên cứu Việt Nam vẫn còn nhiều bài học kinh nghiệm, như: Vấn đề nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, hoạt động nghiên cứu...

Vấn đề kế thừa, phát huy giá trị các công trình nghiên cứu trong tập san B.A.V.H phục vụ công cuộc bảo tồn di sản văn hóa Huế hiện nay cũng được các nhà nghiên cứu tập trung thảo luận.

Minh Hiền
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa
“Không Không Kó Không” và tiếng nói tuổi trẻ

Triển lãm Mỹ thuật trẻ 2024 vừa diễn ra tại Trường đại học Nghệ thuật thu hút được rất nhiều sự chú ý của các họa sĩ trẻ và người yêu nghệ thuật với nhiều tác phẩm mới lạ. Giữa những tác phẩm đầy màu sắc, “Không Không Kó Không” của Hoàng Thanh Khiêm là một tác phẩm sắp đặt khá nổi bật, và càng đáng chú ý hơn nữa khi tác giả là một chàng trai trẻ sinh năm 2009.

“Không Không Kó Không” và tiếng nói tuổi trẻ
Return to top