ClockThứ Hai, 02/05/2016 06:27

Bà Myshu hiến kế

TTH - Thật cảm động khi mới đây, bà Myshu, phu nhân của cố họa sĩ Lê Bá Đảng đã lặn lội từ Pháp đến Huế để ngắm nhìn một lần nữa những tác phẩm nghệ thuật mà chồng bà đã tặng cho Huế, nhân 10 năm thành lập Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng.

 

Ngoài tình cảm quí báu dành cho Huế, bà Myshu còn có vài trăn trở từ người chồng qúa cố của mình. Trước khi qua đời, họa sĩ Lê Bá Đảng vẫn còn một mong ước là làm sao có thể tạo nguồn thu để trang trải hoạt động của Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng và có điều kiện phát huy, bảo quản tốt hơn gia tài nghệ thuật ông tặng cho Huế đến mai sau.

Từ trăn trở ấy, bà Myshu cho rằng, có thể tạo nguồn thu cho Trung tâm nghệ  thuật Lê Bá Đảng bằng cách thiết kế catalouge, thiệp, bưu ảnh, đèn, túi xách, nữ trang…có in hình họa tiết, tranh vẽ của họa sĩ Lê Bá Đảng lên sản phẩm lưu niệm bán cho du khách. Bà cũng đã mang về Huế cùng với chuyến đi này rất nhiều mẫu, modun có thể làm sản phẩm lưu niệm và ngỏ lời muốn tư vấn cho Huế về điều này.

Tâm nguyện của bà Myshu có thể nói là những gợi ý vàng ngọc cho Huế trong hoàn cảnh, chúng ta đang loay hoay với câu hỏi, làm sao phát huy được giá trị lớn từ vốn nghệ thuật của một người nổi tiếng như Lê Bá Đảng. Câu hỏi này cũng đặt ra cho Nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật Điềm  Phùng Thị, nơi đang lưu giữ hàng trăm tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của bà vốn đã nổi tiếng khắp thế giới.

Cách đây chưa lâu, trên Báo Thừa Thiên Huế Cuối tuần, T.S Trần Đức Anh Sơn đã có một bài viết giới thiệu những món ăn ngon tuyệt của Nhật Bản, đều được chế biến một phần từ nguyên liệu hoa Anh Đào, trở thành thương hiệu ẩm thực độc nhất vô nhị.  Người Nhật đã biết hái ra tiền bằng những giá trị văn hóa độc đáo của riêng họ. 

Câu chuyện ấy cũng làm nhiều người suy nghĩ, khi Huế vốn là thánh địa của không biết bao nhiêu di sản văn hóa. Thế nhưng, việc làm gì để biến những giá trị di sản ấy thành sản phẩm, thành thương hiệu để tạo doanh thu, quảng bá hình ảnh, để có kinh phí đầu tư trở lại cho việc bảo tồn, gìn giữ thì hình như vẫn chưa được quan tâm một cách sâu sắc, bài bản.

Riêng những gợi ý, cũng là tâm nguyện của bà Myshu. Phải nhanh tay nắm lấy cơ hội này, tranh thủ sự hỗ trợ, cố vấn của bà để sớm có kế hoạch, làm sao biến tâm nguyện, ý tưởng quí báu  ấy thành hiện thực. Phải nhanh bởi bây giờ, bà Myshu đã ở tuổi 87, cái tuổi mà thời gian chỉ còn tính tháng, tính ngày, trong khi thời gian cũng bắt đầu làm cho một số tác phẩm của Lê Bá Đảng ở Huế, với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, đã có dấu hiệu xuống cấp.

TIỂU MUỘI

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyên gia “hiến kế” để hoàn thiện quy hoạch tỉnh

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) đã được Hội đồng thẩm định Quy hoạch tỉnh nhất trí thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung. Vậy tỉnh cần hoàn thiện những gì, Báo Thừa Thiên Huế Online ghi nhận ý kiến của các chuyên gia về vấn đề trên.

Chuyên gia “hiến kế” để hoàn thiện quy hoạch tỉnh
Hiến kế phát triển du lịch Huế trong giai đoạn mới

Trong khuôn khổ Diễn đàn Du lịch Huế 2020 được tổ chức sáng 31/5, nhiều ý kiến tâm huyết đã đóng góp nhằm thúc đẩy phục hồi ngành du lịch Huế hậu đại dịch COVID-19. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng, ngành du lịch sẽ sớm phục hồi và thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

Hiến kế phát triển du lịch Huế trong giai đoạn mới
Tiếp nhận hiến kế khôi phục, chỉnh trang hồ Tịnh Tâm

Hồ Tịnh Tâm – một trong những danh thắng được xếp vào “Thần Kinh thập cảnh” được kiến tạo dưới triều Nguyễn sau một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi các vấn nạn ô nhiễm đang dần được “hồi sinh” trở thành một điểm đến trên bản đồ du lịch nổi tiếng của Huế. Vào tháng 8 tới đây, hồ Tịnh Tâm sẽ là một sân khấu của Festival Huế 2020.

Tiếp nhận hiến kế khôi phục, chỉnh trang hồ Tịnh Tâm
Lắng mình

Đầu năm, bạn rủ tham gia tập thiền. Bạn nói, sao cuộc sống thật ngột ngạt, khó khăn. Có lẽ cần một chút thiền để lòng lành.

Lắng mình
Return to top