ClockThứ Hai, 03/08/2020 08:58

Bao lực gia đình: Cần xử lý kịp thời

TTH - Thời gian gần đây, trên địa bàn xảy ra nhiều vụ án giết người, cố ý gây thương tích mà nạn nhân và kẻ gây án đều là những người thân thích trong một gia đình. Qua đó thấy rằng, tình trạng bạo lực gia đình (BLGĐ) đang trở nên nhức nhối, báo động.

Đẩy mạnh phòng, chống bạo lực gia đìnhTruyền thông chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ emNgăn chặn bạo lực gia đình

Tiểu phẩm tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình

Bị can Hoàng Văn Bảo, sinh năm 1972, trú tại phường Hương An, thị xã Hương Trà vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Hương Trà bắt, khởi tố về tội danh “Cố ý gây thương tích” do đã nhiều lần có hành vi đánh vợ.

Tại cơ quan Công an, bị can khai nhận: Do có nhiều bất hòa trong cuộc sống, bị can và vợ thường xuyên xảy ra những mâu thuẫn, xích mích.

Năm 2016, đối tượng từng đánh vợ, đã bị Công an phường An Hòa, TP. Huế xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 1.250.000 đồng. Mới đây, cũng vì thói “vũ phu”, nóng nảy, thiếu kiềm chế, vào tối ngày 26/1, một lần nữa đối tượng tiếp tục mắng chửi, đe dọa vợ khiến vợ sợ hãi, ngã từ tầng 2 xuống đất gây thương tích 45%.

Đầu năm 2020, một vụ án mạng xảy ra tại huyện Phú Vang gây xôn xao dư luận.

Ngày 28/01, Nguyễn Công Sáu, sinh năm 1997, trú tại xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang mâu thuẫn với vợ là chị H.T.T.N. Sau khi lời qua tiếng lại, Sáu đã sát hại vợ rồi tự sát. Hậu quả, chị N. tử vong, Sáu được phát hiện, cứu chữa kịp thời nhưng phải trả giá trước pháp luật do hành vi giết vợ.

Qua thời gian tham gia điều tra, xử lý các vụ án liên quan đến BLGĐ xảy ra trên địa bàn tỉnh, Thượng tá Trần Đăng Điền, Phó Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh thông tin: Nguyên nhân thường do trong gia đình có người “vướng” vào tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, ma túy,… rồi về nhà nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến đánh đập, gây rối trong gia đình.

Một nguyên nhân nữa là do kinh tế. Nhiều gia đình kinh tế khó khăn, người nọ đổ lỗi người kia rồi nảy sinh bạo lực; có tình trạng buộc người kia lệ thuộc mình về tài chính. Một số trường hợp khác do thiếu hiểu biết về pháp luật.

Nhiều người còn cho rằng BLGĐ không vi phạm pháp luật. Họ tự cho mình quyền được dạy bảo vợ con, người khác không có quyền can thiệp vì đó là chuyện nội bộ gia đình. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như ngoại tình, ghen tuông…

Theo thống kê của Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh: Từ năm 2019 đến nay, trên toàn tỉnh đã xảy ra 11 vụ việc liên quan đến BLGĐ, trong đó có 2 vụ giết người và 9 vụ việc liên quan đến hành vi cố ý gây thương tích hoặc đánh đập người thân trong gia đình.

BLGĐ là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Bên cạnh đó, việc xâm hại sức khỏe, tính mạng, tinh thần và danh dự của chính những người thân trong gia đình là việc làm đi ngược thuần phong mỹ tục, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và đạo đức xã hội.

Để góp phần phòng ngừa, ngăn chặn và đẩy lùi BLGĐ, rất cần sự chung tay, vào cuộc của toàn xã hội, nhất là các cấp, các ngành, đoàn thể ở từng địa phương cơ sở cần tích cực hơn nữa trong công tác tuyên truyền và tổ chức các hoạt động thiết thực với mục tiêu; nâng cao nhận thức, ý thức, hiểu biết pháp luật cho người dân và khơi dậy những giá trị nhân văn cao đẹp trong mỗi gia đình.

“Không được bao che, dung túng mà cần tố giác hành vi BLGĐ, bởi nếu không phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự”, Đại tá Đặng Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Công an tỉnh khẳng định.

Bài, ảnh: Hà Tâm

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Làm thế nào để mua được máy rửa xe tốt cho gia đình?

Khi mua máy rửa xe cho gia đình, có một số yếu tố cần lưu ý để đảm bảo bạn chọn được sản phẩm tốt, phù hợp với nhu cầu sử dụng và mang lại hiệu quả cao. Dưới đây là một số hướng dẫn giúp bạn lựa chọn máy rửa xe tốt cho gia đình.

Làm thế nào để mua được máy rửa xe tốt cho gia đình
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Chuyến trở về của cha

Năm tôi 49 tuổi, cha dẫn tôi về Huế. Cha bảo: “Rất có thể đây là chuyến thăm quê cuối cùng”. Gọi là dẫn nhưng thật ra có lúc tôi phải dìu đỡ ông. Ngoài 80, dù đầu óc vẫn còn minh mẫn nhưng các cơ quan hoạt động của người già đã đồng loạt rệu rã. Nhất là từ sau khi mẹ tôi mất, cha như yếu hẳn đi. Nỗi buồn bao giờ cũng là kẻ thù bào mòn sức lực. Cha ăn ít, nói ít, có hôm chỉ tha thẩn ngồi dưới tán cây sộp cổ thụ trước nhà. Hỏi gió máy quá cha ngồi đó làm gì, cha cười, bảo đang trò chuyện với thiên nhiên. Nhưng ông chỉ lắng nghe thôi, nào là tiếng lá rụng, tiếng chim ca, tiếng của con sóc nâu truyền cành ngó đôi mắt láo liên nhìn ông già tóc bạc nhấp chén trà lạt ướp hoa sói trong buổi sáng trời se se lạnh.

Chuyến trở về của cha

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top