ClockThứ Sáu, 23/08/2019 08:51

Coi chừng một chiêu lừa đảo

TTH - Đọc bài “Ồ ạt chặt cây trầm gió bán cho thương lái” trên Báo Thừa Thiên Huế, có dính dáng đến người Trung Quốc, tôi lại nhớ đến một bài viết của một doanh nhân.

Chuyện kể rằng, có những người nông dân hỏi ông, tại sao người Trung Quốc lâu lâu lại mua những thứ rất “kỳ quái” không biết họ mua về để làm gì. Ông trả lời như sau: đó lắm khi là một chiêu lừa đảo. Chiêu thức như sau: Lâu lâu ở một vùng nông thôn, thường là ở những nơi người dân tiếp cận thông tin ít, có một nhóm thương lái đặt hàng mua những mặt hàng rất “quái đản” – thường là những mặt hàng không được định giá trên thị trường. Ban đầu họ mua rất tử tế, trả tiền ngay, thậm chí là ứng tiền trước (rất giống câu chuyện mua cây trầm gió và tơ hồng ở huyện Phú Vang hiện tại). Ví dụ ban đầu họ mua 10 đồng một tấn (tạm gọi là đầu nậu 1). Họ bảo rằng mặt hàng này đang bán rất chạy và họ cần một số lượng lớn, có bao nhiều mua bấy nhiêu.

Trong khi hàng đang bán chạy thì xuất hiện một đầu nậu khác (đầu nậu 2) đặt vấn đề mua với số lượng rất lớn, cũng với chiêu bài có bao nhiêu mua bấy nhiêu. Họ mua với giá cao hơn nữa, chẳng hạn như 15 đồng (một cái giá rất kích thích để xuất hiện những đầu nậu khác). Khi giá cả tăng vùn vụt, lợi nhuận rất cao thì xuất hiện một đầu nậu 3. Đầu nậu 3 mua với giá cao hơn nữa, chẳng hạn như 20 đồng. Đầu nậu này liên kết với một số đầu nậu địa phương với giá 20 đồng một tấn. Ban đầu việc mua bán diễn ra suôn sẻ, tiền trao cháo múc hẳn hoi. Sau một số lần sòng phẳng, tạo sự tin tưởng cho đầu nậu địa phương, họ sẽ dở trò “cứ mua gom hàng đi, một tuần sau sẽ chuyển tiền đủ, với lời lẽ thúc giục là bạn hàng bên Trung Quốc đang đợi để nhận hàng gấp và chuyển tiền). Dòng chảy của lợi nhuận làm cho các đầu nậu địa phương mất cảnh giác. Khi mua hết hàng của người dân, các đầu nậu địa phương sẽ mua gom hàng với số lượng lớn để bán cho đầu nậu 3. Khi mua hàng không đủ, các đầu nậu địa phương sẽ mua hàng của đầu nậu 2, thậm chí với giá 17 -18 đồng, để mong bán cho đầu nậu 3 hưởng lợi từ 2-3 đồng.

Bỗng dưng một ngày đẹp trời, đầu nậu 3 không mua hàng nữa và họ “biến mất”. Lúc này các đầu nậu địa phương đi tìm đầu nậu 1 và đầu nậu 2 cũng chẳng thấy đâu.

Thực ra các đầu nậu từ 1 đến 3 là một nhóm liên kết lừa đảo. Họ đã bán một lượng hàng lớn với giá cao cho các đầu nậu địa phương mà các đậu nậu địa phương chẳng biết. Lợi nhuận họ đã ẵm trọn.

Để lừa được, họ chọn những mặt hàng lạ, không hiện thị giá trên thị trường là vậy.

Ở đây, tôi xin không đề cập đến chuyện hủy hoại môi trường, kể chuyện này tôi muốn nói rất có thể là một vụ lừa đảo để bà con tham khảo, cảnh giác.

Thanh Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lừa đảo chiếm đoạt tiền của người có nhu cầu ghép thận

Ngày 22/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Huế cho biết, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Hoàng Thị Phương Ngọc (SN 1987, trú tại 383 Nguyễn Tất Thành, phường Thủy Dương, TX. Hương Thủy) và Trương Trọng Long (SN 1991, trú tại phường Đạt Hiếu, TX. Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) về hành vi “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”.

Lừa đảo chiếm đoạt tiền của người có nhu cầu ghép thận
Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp

Ngày 15/11, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Huế cho biết, đơn vị đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam nhóm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn rất tinh vi.

Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
Cảnh báo giả mạo cơ quan thuế để lừa đảo

Ngày 7/11, Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin, hiện có một số đối tượng mạo danh cơ quan thuế gửi giấy mời người nộp thuế (NNT) làm việc, kiểm tra, thanh tra… nhằm mục đích đánh cắp thông tin doanh nghiệp (DN), thông tin cá nhân phục vụ mục đích xấu.

Cảnh báo giả mạo cơ quan thuế để lừa đảo
Return to top