ClockThứ Ba, 24/09/2013 11:18

Đầu tư cho bãi biển Cảnh Dương

TTH - Một tín hiệu vui đối với cụm biển Lăng Cô - Cảnh Dương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch vừa phê duyệt đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020” trong đó, xác định Lăng Cô - Cảnh Dương là 01 trong 6 điểm đến du lịch biển tầm cỡ quốc tế có sức cạnh tranh cao trong khu vực đến năm 2020. Ngay trong quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2020, tỉnh cũng khẳng định tập trung xây dựng khu du lịch Lăng Cô - Cảnh Dương là khu du lịch tổng hợp trọng điểm quốc gia. Cảnh Dương được biết đến như là một bãi biển đẹp của Thừa Thiên Huế với chiều dài khoảng 8km, rộng 200km, có hình vòng cung nằm ở giữa mũi Chân Mây Tây và Chân Mây Đông thuộc huyện Phú Lộc. Bãi biển có độ dốc thoai thoải, cát trắng và mịn. Biển xanh, nước cạn, tương đối kín gió rất thích hợp với loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển; những hoạt động dã ngoại và các loại hình thể thao, sinh hoạt, như cắm trại, đốt lửa trại, vui chơi ca hát, tấu nhạt về đêm... Vùng biển này còn có nhiều hải sản thơm ngon, như ghẹ, tôm, cua, mực. Với tiềm năng và lợi thế như vậy nhưng Cảnh Dương vẫn đang chịu nhiều thiệt thòi khi chưa được đầu tư một cách quy mô và bài bản. Con đường chính dẫn vào bãi biển Cảnh Dương nhỏ hẹp, gồ ghề; hai bên đường là cư dân sinh sống đông đúc nên xe cộ đi lại khó khăn, nhất là các xe du lịch từ 16 chỗ ngồi trở lên. Đây là một trở ngại lớn cho du khách khi đi tắm biển Cảnh Dương. Anh Lê Văn Tới, một tài xế xe du lịch...
 
Bình yên biển Cảnh Dương. Ảnh: HK
 
Các dịch vụ như nhà hàng, khách sạn cũng chưa được phát triển. Hiện nay, ở Cảnh Dương chưa có nhà hàng nào mà chỉ là những quán ăn tạm bợ dọc theo chiều dài bờ biển. Dù biết rằng, hầu hết các quán ăn này đều được cấp giấy phép đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để hoạt động, thực phẩm tươi sống, giá cả phải chăng, nhưng nhìn tổng thể thì quá nhếch nhác, chưa xứng tầm đối với một vùng biển nổi tiếng như Cảnh Dương. Còn khách sạn thì chưa, chỉ có một vài nhà nghỉ mọc lên với tiện nghi còn sơ sài, lại nằm cách xa bờ biển. Anh Hoàng Trọng Bình, hiện công tác tại Khách sạn Điều dưỡng Sầm Sơn - Thanh Hóa cho biết: “Tôi là người gốc Huế, năm nào, tôi cũng đưa cả gia đình về thăm quê. Sống ở biển Sầm Sơn quen rồi, mỗi dịp về Huế tôi đều chọn các bãi biển ở Huế để đến tắm và nghỉ ngơi. Biển ở Huế mình rất đẹp và sạch, nhất là Cảnh Dương, song bao nhiêu năm quay trở lại nơi đây bãi biển vẫn như thế, không có sự thay đổi nào đáng kể. Nếu cứ để tình trạng này kéo dài mãi thì khó thu hút du khách, nhất là khách du lịch có tiền đến đây”.
 
Thiết nghĩ, ngay từ bây giờ, các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương xúc tiến việc quảng bá, thu hút đầu tư để sớm xây dựng biển Cảnh Dương xứng tầm với tiềm năng và thế mạnh vốn có của nó. Có như vậy, không chỉ tạo động lực phát triển kinh tế trong vùng mà còn góp phần quảng bá hình ảnh du lịch biển Thừa Thiên Huế đến với du khách trong và ngoài nước.
Trọng Hoàng
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 trùng với đợt cao điểm thu hoạch lúa vụ Đông Xuân nên lực lượng chức năng huyện Quảng Điền phải cắt cử lực lượng tăng cường thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ trên đồng ruộng; phơi lúa trên các tuyến đường giao thông gây ảnh hưởng đến môi trường và gây mất an toàn giao thông.

Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường
Quảng bá hình ảnh ẩm thực Huế phải tinh tế hơn

Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024 được khai mạc tối 27/4 và kéo dài đến 1/5 tại công viên Thương Bạc, TP. Huế. Hoạt động này nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực Huế, do UBND TP. Huế phối hợp Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam và các đơn vị khác tổ chức.

Quảng bá hình ảnh ẩm thực Huế phải tinh tế hơn
Cửa Thượng Tứ hay cầu Thượng Tứ

Về nguyên tắc, biển tên công trình nào thì phải đặt ngay công trình đó. Không thể lắp đặt biển tên ở một công trình đứng trước để chỉ tên một công trình đứng sau. Logic thông thường một cách trực quan, người đọc sẽ hiểu biển tên đó dành cho công trình phía trước, chứ ai hiểu là dành cho công trình phía sau.

Cửa Thượng Tứ hay cầu Thượng Tứ
Để sông Hương mãi xanh

Không vui và lấy làm tiếc là cảm giác của không chỉ tôi mà cả nhiều người trên phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và cầu gỗ lim vào mỗi sáng khi nhìn thấy cảnh tượng hoa đăng giấy nổi bập bềnh bên bờ sông Hương - dòng sông thơ mộng và đẹp nổi tiếng của Huế.

Để sông Hương mãi xanh
Chuyện tử tế bên cầu Ga Huế

Chiều muộn, một người đàn ông lớn tuổi, tóc hoa râm ngồi cặm cụi băng bó hai chiếc chân đế bằng sắt của tấm pano vừa được lắp trên cầu ga Huế. Ông bảo làm thế để tránh thương tích cho người nếu không may va phải, nhất là những ngày này Huế đón người dân, du khách nơi khác về rất đông.

Chuyện tử tế bên cầu Ga Huế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top