ClockThứ Ba, 05/04/2022 09:53

Để nỗi đau không tiếp diễn

TTH - Mới đây, rạng sáng ngày 1/4, cái chết của một nam sinh ở Hà Nội cùng bức thư tuyệt mệnh em để lại một lần nữa dấy lên nỗi đau. Một lần nữa nỗi đau lại dấy lên khi cách đây chưa đầy hai tháng, một sinh viên năm nhất ở Bình Định trong lúc bế tắc về tinh thần, cũng đã chọn cách tự kết thúc đời mình trong ngày đầu vào TP. Hồ Chí Minh nhập học.

Những giọt nước mắt trên sân trường

Cách đây 2 năm, chúng tôi có dịp theo một diễn giả đến Huế, cùng những buổi nói chuyện với các em học sinh ở nhiều trường học.

Không chỉ có niềm vui, sự háo hức hay những ước mơ học đường, tại nhiều buổi nói chuyện, chúng tôi nhiều lần phải giấu đi nước mắt nghẹn ngào khi nghe những tâm sự bật lên từ tận đáy lòng của các em. Mới giật mình nhận ra, trong chiếc áo học trò tinh khôi và những đôi mắt trong sáng như vô lo ấy, còn ẩn chứa rất nhiều nỗi buồn, những bế tắc được giấu kín, phút chốc trào dâng khi được chạm đến. 

Là nỗi lòng của những đứa trẻ trong những gia đình không hòa thuận, bố thì thường say xỉn, mẹ thì cáu gắt, quát mắng. Có em muốn học hội họa nhưng gia đình lại  bắt học tiếng Nhật để đi xuất khẩu lao động. Có em sinh ra trong gia đình toàn con gái và luôn phải nghe sự chì chiết của cha: Con gái học làm gì cho nhiều. Lo kiếm chồng, đẻ con là tốt rồi. Lại có em không chịu nổi áp lực khi học chưa tốt, suốt ngày bị cha mẹ so sánh với con nhà người ta... Tôi đã thực sự hốt hoảng khi trên sân trường rợp nắng hôm ấy, có em đã tâm sự rất thật, khi chia sẻ ý nghĩ dại dột có lẽ đã nung nấu từ bao giờ. Rằng, con không muốn sống nữa...

Hơn 5 năm nay, dành nhiều thời gian nói chuyện, lắng nghe các em học sinh ở nhiều trường học trên cả nước, TS. Nguyễn Thanh Tùng - Viện trưởng Viện Quản trị tri thức TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: “Càng ở các đô thị lớn, càng là trường chuyên lớp chọn, học sinh càng gặp nhiều vấn đề về tâm lý. Áp lực học hành, sự ganh đua thành tích trong môi trường dạy và học, quá coi trọng điểm số, thành tích đã thực sự trở thành gánh nặng ngoài sức của nhiều học sinh. “Áp lực làm cho không ít em trầm cảm lúc nào không hay, thậm chí không muốn sống vì mệt mỏi, bế tắc... mà nếu không được lắng nghe, không được giải tỏa, sẽ dẫn đến những kết cục đau lòng khó lường trước”. TS. Tùng trăn trở.

Cũng theo TS. Nguyễn Thanh Tùng, xu hướng giáo dục của ta hiện nay chưa quan tâm dúng mức đến rèn đạo đức, nghị lực và trang bị kỹ năng sống cho học sinh. Khoảng cách giữa các thế hệ; sự thiếu được lắng nghe, thấu hiểu; việc áp đặt, đòi hỏi, kỳ vọng quá lớn từ nhà trường, gia đình và  tác động của xã hội... là những nguyên nhân đang tiếp diễn hàng ngày, tạo ra những áp lực nặng nề lên tâm lý học đường của giới trẻ.

Học cách yêu thương

Trước cái chết đau lòng của học sinh ở Hà Nội sáng 1/4, trên trang facebook cá nhân, TS., chuyên gia tâm lý Lê Nguyên Phương xót xa: “Một lời cầu nguyện cho những thanh, thiếu niên đã chấm dứt cuộc đời mình vì những khổ đau trong cuộc sống, từ gia đình, nhà trường, xã hội. Một lời cầu mong cho phụ huynh có tri thức và tình thương để biết cách dạy con và biết cách cảm thông để nuôi dưỡng những đứa con không chỉ thành công mà còn hạnh phúc. Một lời cầu mong cho thế hệ trẻ sớm tìm được ý nghĩa của cuộc sống, can đảm bảo vệ được chủ kiến và nguyện vọng, sáng suốt chọn phương thức cư xử và hành động...”. Và để góp phần ngăn chặn những nỗi đau tiếp diễn ấy, TS. Lê Nguyên Phương  đã tổ chức ngay hội thảo có chủ đề: Mâu thuẫn thế hệ: Vì sao và làm gì?.

Rõ ràng, từ những sự việc đáng tiếc, một lần nữa, vấn đề giáo dục kỹ năng sống, dạy cách đối mặt với khó khăn, áp lực cho học sinh được dư luận quan tâm. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu học sinh được giáo dục kỹ năng sống từ sớm, trực diện và hiệu quả, các em sẽ có kỹ năng để tự bảo vệ mình, biết giải quyết vấn đề một cách tích cực.

Những cái chết đau lòng của giới trẻ cũng là bài học đối với mỗi gia đình về phương pháp yêu thương, dạy dỗ con cái. “Không ít gia đình đang yêu thương con không đúng cách đã khiến tình yêu thương trở thành bi kịch. Cần thiết người lớn phải học cách làm cha, làm mẹ, học cách yêu thương. Chỉ khi biết lắng nghe, thấu hiểu, yêu thương đúng cách, gia đình, nhà trường mới thực sự là chỗ dựa tinh thần tin cậy của các con. Chỉ khi trẻ được tôn trọng, được lắng nghe, thấu hiểu, các con mới có thể phát triển một cách lành mạnh, toàn diện và nỗi đau không đáng có sẽ ít còn cơ hội tái diễn”, một chuyên gia giáo dục đúc kết.

NHẬT NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nỗi đau cảnh anh em “nồi da xáo thịt”

Tranh chấp thừa kế tài sản, phải đưa nhau ra tòa, khiến anh em máu mủ trong gia đình, dòng họ đánh mất tình thân đã là chuyện đau lòng. Đau lòng hơn, từ vụ án dân sự, nguyên đơn và bị đơn “bước sang” vụ án hình sự, một bên trở thành bị hại, bên kia là bị cáo; gây mất trật tự an toàn xã hội.

Nỗi đau cảnh anh em “nồi da xáo thịt”
Xoa dịu nỗi đau bom mìn

Sự ra đời của Chi hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn tỉnh là vô cùng cần thiết để phòng tránh tai nạn bom mìn; đồng thời, góp phần hỗ trợ, giúp các nạn nhân tai nạn bom mìn vươn lên hòa nhập cộng đồng.

Xoa dịu nỗi đau bom mìn
Chia sẻ nỗi đau mất người thân của chiến sĩ

Ngày 30/4, đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh do Thượng tá Phan Thắng, Chỉ huy trưởng dẫn đầu đã đến chia buồn, thắp hương viếng mẹ của Binh nhì Hà Văn Mạnh, chiến sĩ Trung đội 6, Đại đội 2, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 6, Bộ CHQS tỉnh.

Chia sẻ nỗi đau mất người thân của chiến sĩ
Tìm ra “nỗi đau của thị trường”

Nếu trước đây, những người khởi nghiệp tạo ra sản phẩm, rồi khảo sát thị trường, tìm kiếm khách hàng,… thì bây giờ bước đầu tiên là tìm ra “nỗi đau của thị trường” và tạo ra giải pháp hay sản phẩm giải quyết các vấn đề đó.

Tìm ra “nỗi đau của thị trường”
Return to top