ClockThứ Tư, 27/05/2020 09:50

Đi tù vì khai thác cát, sỏi trái phép

TTH - “Từ nay không dám nữa”, là lời hứa mà bị cáo và vợ bị cáo liên tục khẩn khoản trong nước mắt. Thế nhưng, dù có hối hận bao nhiêu thì cũng đã muộn. Bị cáo bị TAND tỉnh tuyên phạt 9 tháng tù về tội “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”.

Đình chỉ 3 bãi tập kết cát sỏi nằm ngoài quy hoạchTập kết vật liệu xây dựng trái phép: Nhắc nhở, xử phạt... vẫn hoạt độngThi công thủy điện sông Bồ: Khai thác cát, sỏi khi chưa được phép

Khai thác cát, sỏi trái phép là vấn nạn nhức nhối, gây sạt lở, ô nhiễm môi trường, xâm phạm quyền quản lý tài nguyên khoáng sản của Nhà nước, làm mất trật tự trị an trên địa bàn, diễn ra nhiều năm qua. Các cấp các ngành cũng đã quyết liệt vào cuộc, vận động, tuyên truyền pháp luật... Thế nhưng nhiều đối tượng vẫn bất chấp, lén lút thực hiện hành vi vi phạm. Phiên tòa do TAND tỉnh xét xử sơ thẩm vào ngày 19/5, là phiên tòa hình sự đầu tiên xét xử về hành vi vi phạm trong lĩnh vực này. Theo đó, V.V.L (trú xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền) là bị cáo đầu tiên bị xét xử, kết án tù về hành vi khai thác cát trái phép.   

Trước đó, khoảng 8 giờ tối ngày 1/7/2019, L. và P. V. Q. sử dụng đò máy bằng nhôm, thuộc sở hữu chung của L. và Q., có gắn hệ thống hút cát, cùng nhau khai thác cát trái phép dưới lòng sông Bồ, thuộc địa phận thôn Thanh Lương, phường Hương Xuân (TX. Hương Trà) nhằm mục đích đem bán lấy tiền. Khi cả hai đang điều khiển đò máy để vận chuyển cát đến địa phận thôn Phước Yên xã Quảng Thọ (Quảng Điền) thì bị bắt giữ.

Kết luận giám định của Sở Tài nguyên và Môi trường xác định: Loại cát mà L. và Q. khai thác trái phép là “tài nguyên khoáng sản cát làm vật liệu xây dựng thông thường” theo quy định của Luật khoáng sản. Bản kết luận định giá của Hội đồng định giá tài sản UBND tỉnh xác định 9m3 cát có giá trị 2.520.000 đồng. Tại biên bản xác minh ngày 8/1/2020, Sở TN&MT tỉnh khẳng định, đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh không có cá nhân nào được cấp phép khai thác mỏ cát sỏi làm vật liệu xây dựng.

Trước đó, L. đã có tiền án về vi phạm khai thác cát, sỏi trái phép và đã bị cơ quan chức năng nhiều lần xử phạt vi phạm hành chính. Trong vụ án này, Q. tuy có hành vi cùng L khai thác cát trái phép nhưng “may mà” Q. không có tiền án, tiền sự về 1 trong những hành vi quy định tại Điều 227 BLHS, nên không đủ yếu tố cấu thành tội. Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh đã ra Quyết định xử phạt hành chính đối với Q., số tiền 2 triệu đồng.

Vợ chồng bị cáo trình bày, trước đây họ là dân vạn đò, sinh sống bằng nghề đánh bắt cá trên sông và ai thuê gì làm nấy. Nay tuy đã được lên bờ tái định cư, nhưng do đông con (vợ chồng bị cáo có 5 người con) nên cuộc sống lúc nào cũng thiếu trước hụt sau, nhà cửa tạm bợ. Vợ chồng bị cáo “liều” vay mượn 200 triệu đồng sắm chiếc đò và máy hút để khai thác cát. Thời gian sau, vợ chồng bị cáo cho Q. chung vốn vào chiếc đò 50 triệu đồng. Cứ nghĩ “xui” thì mới bị lực lượng chức năng phát hiện, truy bắt và phạt tiền. Ai ngờ bây giờ bị phạt tù. Chiếc đò - phương tiện phạm tội - sẽ bị tịch thu, sung công. “Từ nay không dám nữa” là lời khẩn khoản trước hội đồng xét xử của cả vợ chồng bị cáo và Q; đồng thời xin tòa tuyên trả lại chiếc đò để họ bán đi, “vớt vát” lại chút vốn để trả bớt nợ nần.

Tuy nhiên, những ân hận của vợ chồng bị cáo, của Q. đã quá muộn. Bị cáo “lãnh” án 9 tháng tù; phương tiện phạm tội bị tịch thu, sung công. Hội đồng xét xử cũng cảnh báo đối với Q., lần này vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu tiếp theo còn vi phạm, thì sẽ bị xử lý về hình sự, “đối mặt” với án tù, như bị cáo L.

Vụ án cũng là “bài học” đắt giá cho bất cứ người nào còn có ý định bất chấp các quy định của pháp luật, lén lút thực hiện hành vi khai thác cát, sỏi trái phép.

Quỳnh Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1: Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

Huế được mệnh danh là “Thành phố vườn” với gần 100 nhà vườn, nhà rường cổ (gọi chung là nhà vườn Huế). Mỗi ngôi nhà vườn như một “Bảo tàng sống” chứa đựng những giá trị về văn hóa và đời sống lễ nghi, hương vị ẩm thực và phong cách ứng xử của người dân. Phát triển du lịch gắn với trùng tu và chống xuống cấp là giải pháp tối ưu nhằm giữ lại nhà vườn, giữ gìn bản sắc văn hóa và phát huy giá trị di sản Cố đô theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1 Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”
Kiểm soát chặt sản lượng khai thác khoáng sản

Hiện trên địa bàn tỉnh còn có 53 mỏ khai thác khoáng sản đang hoạt động, nhưng có 2 mỏ chưa lắp đặt trạm cân và camera tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực. Vì vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã yêu cầu 2 chủ mỏ này tạm dừng hoạt động khai thác.

Kiểm soát chặt sản lượng khai thác khoáng sản
Khai thác thị trường du lịch y tế

Nhu cầu du khách nước ngoài đến Việt Nam để kết hợp giữa du lịch nghỉ dưỡng và khám, chữa bệnh rất cao. Với thương hiệu y tế của cả đông - tây y và đặc điểm yên bình của Huế, du lịch Cố đô có thể đầu tư khai thác thị trường tiềm năng này.

Khai thác thị trường du lịch y tế
Return to top