ClockThứ Năm, 19/11/2020 15:40

Đừng liều lĩnh

TTH - Mặc cho nước ngập sâu, chảy xiết, nhiều người dân vẫn bấp chấp cảnh báo, liều mình di chuyển qua nhiều đoạn đường vô cùng nguy hiểm trong mùa mưa lũ.

Nhiều tuyến đường ngập sâu, đời sống người dân bị xáo trộnNgập sâu diện rộng, chưa có thiệt hại về người

Bất chấp biển cấm, một chiếc xe tải chở nhiều người và xe máy vượt qua dòng nước sâu và mưa lớn trên Quốc lộ 49B trong đợt bão số 13

Trong đợt mưa lũ kéo dài vừa qua, nhiều tuyến đường ở các vùng thấp trũng như Quảng Điền, Phong Điền, Phú Vang… ngập sâu.  Có những vùng bị cô lập nhiều ngày, vì thế việc di chuyển vô cùng khó khăn. Chỉ có lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tiếp tế nhu yếu phẩm cho bà con.

Khi mưa lũ, nước dâng cao, ngập các tuyến đường, chính quyền điều có cảnh báo và đề nghị người dân hạn chế di chuyển, tránh rủi ro đáng tiếc. Thậm chí, có lúc còn đưa hàng rào cùng biển cấm các phương tiện qua lại để đảm bảo an toàn tính mạng.

Nhiều người chấp hành rất tốt cảnh báo nhưng thực tế cũng có nhiều người không chấp hành khuyến nghị, liều lĩnh chạy xe qua dòng nước lớn, chảy xiết. Có người còn giao tính mạng mình trên những chiếc xe công nông, xe tải trung chuyển.

Có mặt tại Quốc lộ 49B vào một ngày ngập lụt, chúng tôi không khỏi sửng sốt, lạnh người khi chứng kiến sự liều mình của không ít người.

Trưa 14/11, do ảnh hưởng bão số 13, mưa khá lớn, nước lên rất nhanh và ngập sâu đoạn dài hàng cây số ở Quốc lộ 49B đi qua xã Hương Phong (TX. Hương Trà). Một hàng rào cùng với biển cảnh báo “đường ngập lụt cấm ô tô, xe máy và người qua lại”.

Mặc cho hàng rào và biển cảnh báo ấy, nhiều người trả tiền để được đưa xe máy và người lên một chiếc xe tải để đi qua. Một vài người khác liều mình chạy băng qua tuyến đường ngập sâu nước, giữa mưa gió bão bùng. Bất chấp lời khuyên ngăn của chúng tôi, họ vẫn đi và nói có lý do riêng, bằng mọi giá phải về nhà trước giờ bão đổ bộ.

Một vài người di chuyển được một đoạn vì lo sợ đã quay ngược đầu xe. “Nước ngập sâu quá, gió to nữa. Không xác định đường được. Thôi đi lui cho an toàn” – một người quay xe trở lại đã nói với chúng tôi như thế. Họ giật mình và thấy ái ngại trước lời khuyên của chúng tôi trước đó.

Còn với những chiếc xe tải nhận tiền rồi trung chuyển xe máy và người qua về, họ nói mình không chỉ kiếm tiền mà còn cho rằng đó là “giúp đỡ” người khác. Mưa càng lúc càng to, gió càng lúc càng lớn, trên chiếc xe tải vẫn còn một vài chỗ trống, tài xế nói chờ thêm tí, thêm một vài xe máy và người nữa sẽ cho xe nổ máy và gọi đó là chuyến cuối.

Không biết khái niệm “giúp đỡ” này sẽ ra sao nếu chuyện xui rủi xảy ra. Dù đã khuyên ngăn, nhưng tài xế vẫn bất chấp. Khi xe tải vừa nổ máy, chúng tôi không còn cách nào, ngoài nguyện cầu mọi chuyện bình an cho đến khi chiếc xe chở nhiều xe máy và người trên thùng cập điểm bên kia an toàn.

Rồi đây không biết sẽ có bao nhiêu trận mưa bão, nước ngập sẽ diễn ra bởi những sự kiện thiên tai như thế là một phần không thể thiếu với người dân xứ Huế. Có một khái niệm “sống chung” đã được đưa ra và nhắc lại nhiều từ các diễn đàn lớn nhỏ cho đến những xóm làng của miền quê. Nhưng “sống chung” ở hoàn cảnh này không đồng nghĩa phải là bất chấp, liều mình. “Sống chung” ở đây nhắc nhở cho chúng ta phải biết hài hoà với hoàn cảnh, không “liều mạng” trước sự dữ tợn của mưa lũ để bảo toàn tính mạng.

Bài, ảnh: PHAN THÀNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cắt tỉa cây xanh để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão

Việc cắt tỉa cây, mé cành là cần thiết để đảm bảo an toàn cho người dân và bảo vệ hệ thống cơ sở hạ tầng trong mùa mưa bão. Vì vậy, Trung tâm Công viên cây xanh Huế và Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) đã chủ động thực hiện nhiệm vụ này.

Cắt tỉa cây xanh để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão
Rà soát các khu vực có nguy cơ chia cắt khi lũ lụt

Sáng 19/9, Phó Bí thư Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến đã có buổi làm việc với Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh. Sau buổi làm việc, đoàn đã kiểm tra một số công trình xung yếu trên địa bàn tỉnh.

Rà soát các khu vực có nguy cơ chia cắt khi lũ lụt
Thi công kè biển “vượt” mưa bão

Thời gian thi công ngắn, lại cận kề mùa mưa bão nên các đơn vị thi công tuyến kè biển Phú Thuận (Phú Vang) đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành vào cuối tháng 12 năm 2024.

Thi công kè biển “vượt” mưa bão
Mưa bão & việc ứng phó, an dân của người xưa

Cách đây đúng 120 năm, vào năm Giáp Thìn 1904, đã xảy ra trận bão được xem là thảm họa thiên tai cực lớn mang tính lịch sử của vùng đất Cố đô Huế. Ký ức dân gian cũng như sách báo hiện vẫn còn lưu giữ khá nhiều thông tin quanh thảm họa đau thương này.

Mưa bão  việc ứng phó, an dân của người xưa
Return to top