ClockThứ Tư, 05/07/2023 15:08

Lên thành phố và lên bảng tên đường

Ô nhiễm khói, bụi trên những tuyến vào mỏ đất, đá“Ngôi nhà” cho pin, mảnh vỡ thủy tinh- Tại sao không?Phải chấm dứt tình trạng xả rác, xâm hại cảnh quan di tíchChấn chỉnh hoạt động kinh doanh ở đường Trịnh Công SơnẨn họa từ áo, váy chống nắng khi tham gia giao thông

leftcenterrightdel
Đường lớn của làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng thuộc thành phố Huế đã gần 2 năm, nhưng cho đến nay vẫn chưa có tên đường phố. Ảnh: MC 

Trên đường đua nước rút để cả tỉnh có thể trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, Thừa Thiên Huế đang ngổn ngang khá nhiều việc. Tôi chỉ bàn góp một chuyện rất nhỏ, xuất phát từ thực tiễn cuộc sống.

10 năm trước, từ Hà Nội về, câu chuyện làm quà của nhà văn Tô Nhuận Vỹ với hội cà phê buổi sáng là tài xế taxi không biết đường.

Xuống tàu, anh vẫy chiếc taxi hãng Thành Công. Tài xế còn rất trẻ, lễ phép hỏi: Thưa bác về mô? Lên đường Minh Mạng. Đường này ở chỗ mô bác hè? Lên Học viện Phật giáo, qua khỏi học viện là tới nhà bác.

Nghe nói Học viện Phật giáo anh chàng tài xế càng quớ. Lại lắp ba lắp bắp hỏi tiếp. Đến lúc này thì nhà văn “dòng sông phẳng lặng” nổi sóng. Hết chịu nổi, anh hỏi thẳng: Cháu học hành như thế nào mà lạ rứa. Là người Huế mà không biết Học viện Phật giáo ở chỗ mô sao dám hành nghề chạy taxi?

Tưởng “xưa rồi diễm ơi”, ai ngờ lại vẫn là câu chuyện thời sự của ngày hôm nay.

Chiều hôm qua, 27/6/2023, nhà văn Tô Nhuận Vỹ lỡ cuộc hẹn dự triển lãm tranh của họa sĩ Đặng Mậu Tựu, tổ chức tại Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng – đường Lê Lợi, TP. Huế. Ấy là do nhân viên tổng đài taxi không biết trại cá Cư Chánh ở đâu. Nhà Tô Nhuận Vỹ đang ở mặt tiền đường lên lăng Khải Định, sát cạnh cổng vào trại cá Cư Chánh, có cái biển to đùng đùng. Khổ nổi, gặp phải nhiều anh tài xế taxi lớn lên ở Huế nhưng không biết làng Cư Chánh nằm ở khu vực nào. Tô Nhuận Vỹ tiếp tục gợi ý: trại cá Cư Chánh ở gần Thiên An… Và đến đây thì nhà văn chào thua khi nghe nhân viên hãng taxi hỏi rằng: Thiên An ở chỗ mô rứa bác?

Làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, trước đây thuộc huyện, rồi thị xã Hương Thủy. Chỉ vài ngày nữa là tròn hai năm Thủy Bằng được sát nhập vào thành phố Huế nhưng cho đến nay vẫn chưa có tên đường phố. Dù đây là tuyến đường từ làng Hành Hương đi lên lăng Khải Định rồi nối vào đường tránh Huế. Từ ngã ba làng Hành Hương lên Tuần, lên lăng Minh Mạng thì có tên đường từ tám hoánh, vì nó thuộc xã Thủy Xuân, đã sát nhập vào thành phố Huế lâu rồi. Tôi chợt nghĩ, trước khi cả tỉnh đi lên thành phố Huế mới (Huế to) thì cần phải lên bảng tên đường cho các tuyến đường ở các phường, xã lâu nay đã được sáp nhập vào thành phố Huế cũ (Huế nhỏ)! Tuyến đường từ ngã ba làng Hành Hương lên lăng Khải Định chỉ là một ví dụ cụ thể.

Thanh Tùng
ĐÁNH GIÁ
2.5
  Ý kiến bình luận
Danh sách bình luận (1)
PN
Phạm Hoài Nhân - 18/10/2023 21:36
Tuyến đường này từ cuối 2022 đã được đặt tên đường Đại Nam và đã có biển chỉ dẫn, có lẽ tác giả và nhân vật không để ý nên không biết, trách người rồi thì cũng nên trách ta.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tinh gọn bộ máy thành phố trực thuộc Trung ương

Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Kế hoạch về việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các sở, ngành cấp tỉnh; trong đó yêu cầu đơn vị liên quan chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết để sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVC-NLĐ) khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.

Tinh gọn bộ máy thành phố trực thuộc Trung ương
Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

TIN MỚI

Return to top