ClockThứ Ba, 09/05/2023 14:53

Niềm tin.

TTH - Lâu nay, tôi luôn mặc cảm với các giáo viên dạy thêm vì những câu chuyện không hay do học sinh và phụ huynh kể lại. Chẳng hạn như nếu không học thêm thì học sinh đó sẽ thua kém bạn trong lớp, do giáo viên dạy bài mới cho học sinh học thêm từ hôm trước.

Dạy thêm & học thêm: Chuyện cũ vẫn nóngNở rộ khóa học thêm online

leftcenterrightdel
 

Không đi học thêm, học sinh thua kém bạn bè đã đành. Vấn đề xót xa là chính học sinh đó bị giáo viên “đì”. Dù làm bài tốt vẫn không được điểm cao. Thực hư ra sao, tôi chưa biết, nhưng qua trao đổi với nhiều em đi học thêm, đều nói: "Học thêm vì sợ cô giáo bộ môn". Phụ huynh thì bảo, nếu không sợ cô giáo bộ môn tỏ thái độ với con cái của họ, thì họ chọn những giáo viên có chuyên môn tốt để gửi con, chứ ai dại gì mà cho con học ở những giáo viên có trình độ dạy trung bình...

Nhưng tôi đã rất cảm động khi có một trường hợp phụ huynh là người quen của tôi kể về câu chuyện của 2 chị em ruột là hai cô giáo cùng dạy thêm. Họ là những cô giáo có tấm lòng rất thơm thảo, nhất là đã sẵn sàng miễn học phí cho con gái của chị, dù không phải là chỗ thân quen. Chị bảo: “Tôi không quen biết, thân thiết gì với hai cô giáo. Nhưng khi các cô biết gia đình tôi khó khăn quá, lại quan tâm đến việc học của các con nên các cô đã miễn học phí cho con. Tôi vui, cảm động lắm”.

Con của chị học trung học cơ sở có các môn: Văn, toán, khoa học, ngoại ngữ. Nếu tính tiền học phí thì một tháng mất 850.000 đồng. Hai cô dạy suốt từ thứ hai đến chủ nhật, không có ngày nghỉ, dạy chất lượng. Nhiều học sinh học thêm ở đây thi đỗ vào các trường THPT chất lượng. Tiền học phí như vậy là rẻ. 

Chồng chị quanh năm đau ốm, không đủ sức khỏe làm việc, lại ra vào bệnh viện thường xuyên. Một mình chị phải làm lụng, vất vả nuôi chồng và hai con. Vậy nên, số tiền ấy đối với chị khá lớn. Cho con học thêm ở đó, chị yên tâm vì cô giáo kiểm tra bài  kỹ. Cô luôn kiểm tra bài cũ, yêu cầu con luyện tập kỹ, làm bài tập đầy đủ mới được về. Em nào học chậm, cô dạy tiếp, không tính thời gian.

Những lúc cháu chểnh mảng, lơ là trong khi học, hoặc không thuộc bài, cô giáo điện thoại cho chị trao đổi, để cùng kết hợp dạy cháu. Vì thế, chị không có điều kiện dạy con học, con chị vẫn luôn đạt học lực khá. Điều làm chị yên lòng nữa là buổi chiều cháu học ở trường, buổi sáng cháu học ở nhà cô suốt cả buổi nên chị không lo thời gian rảnh rỗi, không có người trông cháu.

“Nếu không có cô giáo dạy thêm miễn phí và chăm con gái tôi thì giờ không biết con gái tôi sẽ ra sao? Xã hội vẫn còn nhiều người tốt lắm. Đó là niềm tin để tôi vừa lao động kiếm sống nuôi cả nhà và chăm sóc chồng tôi được tốt”. Chị nói trong niềm tin.

Đinh Hoàng Xuân Hồng
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Niềm tin và mong đợi của cử tri

Tại Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa VIII, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh, bà Nguyễn Thị Ái Vân thông báo về tình hình khối đại đoàn kết toàn dân và hoạt động tham gia xây dựng chính quyền của MTTQ...

Niềm tin và mong đợi của cử tri
Cơ sở của niềm tin

Thời gian qua, dù có sự thay đổi trong ban lãnh đạo cấp cao, Đảng và Nhà nước ta vẫn kiên quyết, kiên trì, chủ động đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Cơ sở của niềm tin
Giáo dục pháp luật cho học sinh qua phiên tòa thực tế

Nhằm nâng cao kiến thức về pháp luật cho học sinh, chiều 6/12, Trường THPT Nguyễn Huệ tổ chức cho học sinh tham dự một phiên tòa xét xử thực tế tại Tòa án Nhân dân TP. Huế. Đây là một hoạt động bổ ích nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức trách nhiệm của học sinh trong cuộc sống.

Giáo dục pháp luật cho học sinh qua phiên tòa thực tế
Return to top