ClockThứ Ba, 25/10/2016 13:21

Phải dẹp và dẹp sớm

TTH - 9 giờ tối 24/10, dừng chờ đèn đỏ tại ngã tư Nguyễn Huệ - Điện Biên Phủ, lúc đèn chuyển xanh, tôi vừa dớm cho xe quẹo trái để lên Nam Giao thì ở phía đối diện, một nhóm xe máy hơn chục chiếc nẹt pô rú rít, bốc đầu đua về hướng Big C.

Đàn ông, nhưng tim tôi cũng thiếu đường phóc ra ngoài. Hú hồn hú vía. Không ít người cũng khiếp như tôi, nhưng chỉ còn biết... chửi đổng. Bởi có gọi báo công an thì chúng cũng đã mất hút mù khơi rồi.

Điều đáng nói là tình trạng này không phải cá biệt, mà liên tiếp mấy ngày có việc đi trên tuyến Nguyễn Huệ tôi đều bắt gặp (hay do cái số tôi nó...xui xẻo thế không rõ). Hành vi thì thấy tương tự nhau. Cho nên, dù không có “nghiệp vụ”, nhưng tôi đoán chắc, chỉ có một nhóm tác oai tác quái như vậy.

Điều khiển xe máy lạng lách, đánh võng, chạy bạt mạng có thể bắt gặp... rất thường. Nhưng tụ tập cả đoàn như trường hợp vừa kể, theo chỗ thấy, biết của tôi, thì là cảnh khá hiếm ở Huế. Hành vi này vừa gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, vừa ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình an ninh trật tự xã hội. Hành vi ấy không nên được chấp nhận ở một thành phố văn hóa, thành phố du lịch, thành phố học vấn và nổi tiếng bình yên như Huế.

Cho nên, tuy có thể chỉ mới manh nha, song rất mong lực lượng chức năng lưu tâm sớm ra tay dẹp bỏ. Dẹp càng sớm, càng quyết liệt càng tốt để chúng không có cơ hội và không dám lây lan trong cộng đồng.

Huy Khánh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

56 ngày đêm Chiến dịch Điện Biên Phủ:
Ngày 4/5/1954: Quân địch phản kích, định chiếm lại cứ điểm 311B nhưng thất bại

Trung đoàn 36, Đại đoàn 308 đã tiêu diệt gọn cứ điểm 311B ở phía tây Mường Thanh, tiến vào uy hiếp Sở Chỉ huy của địch vào ngày 3/5/1954. Đến đêm 4/5, quân địch phản kích, định chiếm lại cứ điểm 311B nhưng thất bại. Cũng trong ngày 4/5/1954, De Castries (Đờ Cát) triệu tập tất cả các sĩ quan để thảo luận cách thực hiện kế hoạch rút lui mang tên “Chim biển”.

Ngày 4 5 1954 Quân địch phản kích, định chiếm lại cứ điểm 311B nhưng thất bại
“Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 là kết tinh của nhiều yếu tố, là thắng lợi của nghệ thuật quân sự Việt Nam mà đỉnh cao là quán triệt, vận dụng sáng tạo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Trong đó, “dĩ bất biến” là tư tưởng chỉ đạo “đánh chắc thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị; còn “ứng vạn biến” là quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Đó là một quyết định hết sức khó khăn nhưng đúng đắn, sáng tạo, dựa trên tư duy quân sự sắc sảo và xử lý thực tiễn linh hoạt, phù hợp với diễn biến chiến trường của Tổng Quân ủy, Bộ Chỉ huy chiến dịch mà đứng đầu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

“Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Return to top