ClockThứ Hai, 13/02/2023 13:08

Sớm có quy định cho trẻ em khi tham gia mạng xã hội

TTH - Trong thời đại 4.0, internet và mạng xã hội (MXH) xuất hiện phổ biến hơn với trẻ em, góp phần hỗ trợ trẻ cả về mục đích giáo dục và giải trí. Tuy nhiên, MXH cũng là nơi tiềm ẩn nhiều mối nguy cho trẻ.

Mang tiện ích đến với người hưởngNgăn chặn tình trạng lừa đảo dịch vụ du lịch trên mạng xã hộiNhận diện lợi dụng mạng xã hội để chống phá

Mạng xã hội có thể mang lại những tác động tiêu cực đến nhận thức, hành vi của trẻ. Ảnh: Bảo Phước

Mạng xã hội ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ

Một ngày, chị Nguyễn Thanh Bình (TP. Huế) giật mình khi thấy con gái mới 6 tuổi mải mê xem Tiktok rồi học hát theo những clip nhạc chế. Bé thậm chí bắt chước nhiều trò của người lớn: "Hằng ngày do bận công việc nên tôi mua cho con một chiếc điện thoại di động để dễ liên lạc với con. Cứ về nhà lại thấy con đang mải mê xem Tiktok. Ban đầu, tôi xem cũng thấy nội dung ở đây khá vui nhộn nên trẻ nhỏ thích. Tuy nhiên, dần dà lại thấy xuất nhiều clip nhún nhảy, ăn mặc hở hang không phù hợp nên tôi yêu cầu con tắt ngay", chị Bình chia sẻ. Những lần sau đó, hễ chị Bình không để ý, con gái lại tranh thủ "xem trộm". Chị cũng lo lắng vì đa phần những nội dung trên trang này không phải chương trình cho độ tuổi trẻ em. Chị đang cân nhắc lại việc cho con sử dụng điện thoại, thấy lợi thì ít mà hại thì nhiều.

Cũng tâm trạng như chị Bình, chị Lê Ngọc Thi (phường Kim Long) chia sẻ, con gái chị cũng thường xuyên chơi Tiktok: "Lúc đầu con hay làm theo nền nhạc bài Việt Nam ơi, Tết Trung thu… hoặc điệu nhảy trên cao, mấy động tác ngộ nghĩnh như đeo khẩu trang, làm mặt xấu… Mặc dù con ít sử dụng điện thoại, nhưng thỉnh thoảng mẹ bận cho con dùng điện thoại là đều vào Tiktok. Vì thấy toàn là những clip vui nhộn nên tôi đồng ý cho con làm theo. Có hôm tôi giật mình thấy con gái 5 tuổi đang cầm điện thoại đứng trước gương và làm các động tác uốn éo khêu gợi như người lớn. Vì tải Tiktok nhưng không bao giờ dùng nên tôi không để ý", chị Thi kể.

Những trường hợp trên cho thấy, hiện nay, nhiều trẻ em chưa nhận biết được những nội dung độc hại, không phù hợp cho bản thân khi sử dụng MXH. Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) năm 2021, 83% trẻ em từ 12 - 13 tuổi sử dụng Internet, trong khi đó 93% trẻ em trong độ tuổi 14 - 15 sử dụng Internet. Còn theo khảo sát của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trẻ em sử dụng MXH từ 5 - 7 giờ/ngày. Tuy nhiên, chỉ 36% trẻ em, hầu hết ở độ tuổi 16 - 17 được dạy về việc bảo đảm an toàn trên mạng.

Bà Nguyễn Thị Thúy Hòa, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh nhận định, nhiều trào lưu, tin tức độc hại lan truyền trên không gian mạng, có ảnh hưởng không nhỏ đến người dùng là trẻ em. Càng sử dụng Internet và MXH nhiều, trẻ em càng có nguy cơ cao hơn có thể tiếp cận với những nội dung độc hại như bạo lực, khiêu dâm. Trẻ em rất dễ rơi vào bẫy của người lạ trên mạng, bị phát tán thông tin riêng tư, bị bắt nạt trực tuyến, bị lôi kéo, quấy rối, lừa đảo, tống tiền, dọa nạt, ép tham gia các hoạt động phi pháp.

Cần các giải pháp dài hạn

Năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên MXH, trong đó áp dụng cho các đối tượng là cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan Nhà nước sử dụng MXH; tổ chức, cá nhân khác sử dụng MXH; nhà cung cấp dịch vụ MXH tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong Bộ Quy tắc này vẫn chưa có những quy định cụ thể cho đối tượng trẻ em khi tham gia MXH.

“Về lâu dài, cần có sự chung tay của các nhà quản lý, nhà giáo dục, các bậc phụ huynh và toàn xã hội trong việc nhận dạng và ứng phó với những tác động tiêu cực của MXH đối với trẻ em. Không ai có thể phủ nhận lợi ích của MXH trong việc kết nối con người với nhau một cách nhanh chóng và hiệu quả; điều quan trọng là phải biết sử dụng MXH như thế nào để không bị đắm chìm trong thế giới ảo”, bà Hòa chia sẻ.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2020 - 2025”. Đây có thể xem là cơ hội để xây dựng những sổ tay về những hiểm nguy với con trẻ trên môi trường số, giúp trang bị cho trẻ kỹ năng tự bảo vệ mình và tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp các vấn đề trong quá trình tương tác trên không gian mạng.

ĐĂNG TRÌNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Yêu thương đêm hội trăng rằm biên cương

Năm nay, lần đầu tiên Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) có chủ trương, chỉ đạo tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho thiếu niên, nhi đồng ở khu vực biên giới. Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế đã dày công chuẩn bị, kết nối các mạnh thường quân trên mọi miền để mang đến cho trẻ em xã Đông Sơn (huyện A Lưới)những đứa trẻ còn chịu nhiều thiếu thốn, thiệt thòi cả về vật chất lẫn tinh thần, một đêm hội trăng Rằm tròn đầy nhất.

Yêu thương đêm hội trăng rằm biên cương
Trung thu cho trẻ vùng khó

“Trên đó cực lắm. Rất nhiều em nhỏ ngoài buổi đi học là đi rừng, đi rẫy, bắt cá suối. Không phải cứ Trung thu là trẻ mô cũng có lân, có đèn lồng và quà bánh mô. Thế nên một tấm bánh, hộp sữa, một bộ áo quần còn mới, giày, mũ… đều trở thành niềm vui đáng nhớ với bọn trẻ. Thương mà đi thôi!” - Đó là chia sẻ của một bạn phóng viên sau khi kết nối với một số trưởng thôn, tìm đến những hộ gia đình đặc biệt khó khăn ở thị trấn A Lưới (huyện A Lưới) để tặng quà trung thu cho các cháu nhỏ. Bao nhiêu kinh phí bạn có được là nhờ gom góp làm từ thiện từ nhiều tháng trước và kêu gọi thêm sự chung tay của nhiều mạnh thường quân “cùng thương” các em nhỏ vùng khó.

Trung thu cho trẻ vùng khó
Hơn 40 đơn vị tham gia không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP

Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP, gắn với hoạt động du lịch cấp vùng tại Thừa Thiên Huế, diễn ra từ chiều tối 29/9 đến 1/10 tại Công viên Thương Bạc, đường Trần Hưng Đạo (TP. Huế).

Hơn 40 đơn vị tham gia không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP
Gắn kết và trao yêu thương để trẻ em phát triển toàn diện

Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và toàn xã hội. Thừa Thiên Huế đang ngày càng chú trọng đầu tư cho trẻ em, bởi đầu tư cho trẻ em là đầu tư vào sự phát triển nguồn nhân lực, góp phần vào sự phát triển bền vững của địa phương, đất nước và cũng là cách đầu tư có hiệu quả nhất cho tương lai.

Gắn kết và trao yêu thương để trẻ em phát triển toàn diện

TIN MỚI

Return to top