ClockThứ Năm, 19/07/2018 09:28

Tưởng rằng lịch sự...

TTH - Ấy không chỉ là cảm giác của riêng tôi mà hẳn là còn của nhiều người nữa khi cần việc phải giao dịch ở một vài cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Trước đây, khi còn “hàn vi”, việc giao dịch chỉ đơn giản là mặt đối mặt, trực tiếp hỏi, trả lời, lăn tay, điểm chỉ... Sau này hiện đại, chuyên nghiệp hơn, nhiều nơi thiết kế quầy giao dịch, giữa người đến giao dịch và người giải quyết giao dịch được ngăn cách bằng một tấm kính trong, chừa một ô cửa nhỏ như ô tò vò để 2 bên trao qua đổi về.

Xây dựng đội ngũ cán bộ có thái độ ứng xử văn hóaHoàn thiện Đề án Cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức

Tấm kính đúng là tạo sự sang trọng, lịch sự thật. Tuy nhiên đôi lúc lại gây ra sự vướng víu bất tiện, tạo cảm giác ức chế cho người đến thực hiện giao dịch. Gặp địa chỉ hoặc thời điểm giao dịch ít khách thì tạm ổn, còn nếu gặp nơi/thời điểm khách tới giao dịch đông, ồn ào thì rất bức bối. Người bên trong nói ra có thể còn có loa, còn người ngoài nói vào thì để cho “chủ” nghe được, không cách nào khác là phải “khom lưng cúi đầu” cho âm thanh lọt qua ô cửa (hy vọng để người ta còn biết mình nói gì mà giải quyết nhanh, đỡ mất thời gian chờ đợi). Nói bất nhã là vì vậy. Gặp trường hợp những người lớn tuổi không có ai giúp đỡ, phải trực tiếp đi làm giấy tờ, hay nộp viện phí..., thấy cái dáng “cúi đầu khom lưng” của họ trước những nhân viên giao dịch đáng tuổi con cháu, thật xốn xang, ức chế trong lòng. Chưa kể có khi nhân viên giao dịch ngồi trúng hướng mặt trời, để tránh bị nắng rọi, bèn đem miếng các tông che luôn mặt kính, người đến giao dịch càng phải “cúi mình” tối đa, nếu không thì chẳng thấy mặt nhân viên, khác nào đang “xưng tội” (?!!). Lại có có khi có loa nhưng nhân viên trao đổi, dặn dò khách hàng lại quên sử dụng. Đứng bên ngoài không nghe, hỏi lại thì sợ bị phàn nàn là “tối dạ”, việc có chút mà cứ hỏi mãi. Mà không hỏi thì trú trớ không biết đâu mà lần, xử lý trật bậy. Thế mới “thảm họa”! Tình trạng này thường thấy xảy ra ở các cơ sở khám chữa bệnh đông người, bà con vùng nông thôn, vùng xa lên phố chạy thầy chạy thuốc lạ lẫm, lóng ngóng, rất tội nghiệp.

Tạo không gian giao dịch văn minh, lịch sự là rất cần thiết. Tuy nhiên, cũng rất nên thỉnh thoảng “test” một chút, xem với không gian ấy, lưu lượng giao dịch ấy thì thiết kế như vậy đã phù hợp chưa, tiện lợi cho “khách hàng” chưa? Nếu chưa, thậm chí gây ra cảm giác “bất nhã” thì có lẽ phải rất nên điều chỉnh.

Hàn Yên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần xây dựng đất nước cường thịnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc

Gặp mặt Đoàn đại biểu Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, chiều 22/8, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ghi nhận những nỗ lực không mệt mỏi và những đóng góp tích cực của cộng đồng doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng cho nền kinh tế nước nhà.

Cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần xây dựng đất nước cường thịnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc
Vì ngành du lịch xanh-sạch-sáng

Đó là mục tiêu hướng đến của ngành du lịch Thừa Thiên Huế được trao đổi, chia sẻ tại hội nghị tổng kết “Thực hành giảm thiểu rác thải nhựa trong ngành du lịch” do Hiệp hội Du lịch tỉnh phối hợp với Dự án (DA) “Huế-Đô thị giảm nhựa ở miền Trung (gọi tắc là TVA, thuộc tổ chức WWF-Việt Nam) tổ chức vào chiều 6/8.

Vì ngành du lịch xanh-sạch-sáng
Lễ hội điện Huệ Nam đẹp hơn, văn minh hơn

Không chỉ tái hiện lại nghi thức rước bộ, lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) những năm gần đây được đánh giá diễn ra một cách văn minh, không còn tình trạng xả vàng mả ồ ạt xuống sông Hương như trước, các nghi thức phóng đăng, phóng sanh cũng được bãi bỏ.

Lễ hội điện Huệ Nam đẹp hơn, văn minh hơn
Return to top