Thế giới

Đồng USD thắng thế khi bầu cử Tổng thống Mỹ tới gần

ClockThứ Bảy, 26/10/2024 18:05
Chỉ số đồng USD đã tăng vào phiên cuối tuần 25/10, đánh dấu tuần tăng thứ tư liên tiếp của chỉ số này nhờ các số liệu kinh tế giúp duy trì kỳ vọng rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ giữ lãi suất ổn định. Giới đầu tư hiện đang chờ đợi báo cáo việc làm tháng 10/2024 của Mỹ, dự kiến được công bố vào tuần tới.

Ông Trump đang đảo ngược tình thế trong cuộc đua tổng thống Mỹ?Bầu cử Mỹ 2024: An ninh được thắt chặt trước Đại hội Toàn quốc của đảng Dân chủMỹ đầu tư 20 tỷ USD vào năng lượng sạch ở các cộng đồng thu nhập thấp

Đồng USD tại Washington, DC, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN 

Cụ thể, chỉ số đồng USD - thước đo diễn biến đồng bạc xanh so với rổ các đồng tiền chủ chốt - đã tăng 0,18% lên mức 104,24 điểm trong phiên 25/10 và tăng 0,74% trong tuần này.

Theo Bộ Thương mại Mỹ, đơn đặt hàng tư liệu sản xuất phi quốc phòng (trừ máy bay) - một chỉ số quan trọng về kế hoạch chi tiêu của doanh nghiệp - đã tăng 0,5% trong tháng trước, cao hơn mức dự báo 0,1% từ các nhà kinh tế. Báo cáo riêng từ Đại học Michigan (Mỹ) cho thấy, chỉ số niềm tin người tiêu dùng của nước này tăng trong tháng 10 đã tăng lên 70,5 điểm, vượt dự báo 69 điểm, trong khi kỳ vọng lạm phát giảm xuống 2,7%.

Đồng USD đang trên đà tăng nhờ các dữ liệu kinh tế tích cực, xoa dịu kỳ vọng về tốc độ cắt giảm lãi suất của Fed, đồng thời đẩy lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ lên cao hơn. Hiện nhà đầu tư đang chờ đợi báo cáo việc làm tháng 10/2024, có thể bị ảnh hưởng bởi cuộc đình công tại Boeing và hai cơn bão lớn vừa qua tại phía Đông Nam nước Mỹ.

Ông Karl Schamotta, chiến lược gia trưởng tại Corpay ở Toronto, nhận định: “Chúng ta đã chứng kiến một sự điều chỉnh lớn trong kỳ vọng kinh tế Mỹ, và Fed đang dần ổn định lộ trình chính sách của mình”.

Trước đó, trong phiên giao dịch 22/10, đồng USD đã vọt lên mức cao nhất trong 2 tháng rưỡi do đồn đoán Fed sẽ điều chỉnh đường hướng cắt giảm lãi suất. Đồng bạc xanh cũng hưởng lợi từ kỳ vọng thị trường vào khả năng ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump giành chiến thắng vào tháng tới, điều có thể tạo ra  các chính sách khiến lạm phát cao.

Thị trường hiện đang đặt cược 95,6% khả năng Fed sẽ cắt giảm 0,25 điểm phần trăm tại cuộc họp tháng 11 tới, trong khi có 4,4% khả năng Fed giữ nguyên lãi suất. 

Ông Thierry Wizman, chiến lược gia về lãi suất và tỷ giá tại Đại học Macquarie ở New York, nhận định nếu số liệu kinh tế tại Mỹ không đủ mạnh, sẽ không có sự khác biệt giữa hướng đi của Fed và hướng đi của các ngân hàng trung ương khác. Điều này là nhân tố thúc đẩy đồng USD tăng giá.

Đồng euro tiếp tục giảm giá so với các đồng tiền chính trong nhóm G10 (nhóm 10 loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất trên thế giới), với tỷ giá giữa đồng euro và giảm xuống dưới mức quan trọng 1,08 USD/euro vào phiên giao dịch 22/10. Phiên cuối tuần 25/10, đồng euro giảm 0,22% xuống còn 1,0803 USD/euro. Giới quan sát dự báo rằng nhiều khả năng đồng tiền chung châu Âu sẽ vẫn còn suy yếu trong thời gian tới.

Tại châu Âu, khảo sát về lòng tin kinh doanh của Đức cho thấy sự cải thiện tốt hơn dự kiến trong tháng này, mang lại tín hiệu lạc quan cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu, vốn đang phải đối mặt với khó khăn trong lĩnh vực công nghiệp và nhu cầu toàn cầu suy yếu. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde nhấn mạnh lạm phát tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang "đi đúng hướng" để đạt mục tiêu 2% vào năm tới.

Trong tháng trước, đồng euro đã giảm hơn 3% so với đồng USD, xuống dưới mức 1,08 USD/euro - mức thấp nhất kể từ ngày 2/8. Đồng euro cũng suy yếu so với đồng bảng Anh, đồng franc Thụy Sỹ và đô la Australia (AUD), lần lượt chứng kiến mức giảm 0,77%, 1,47% và 1,54% trong cùng kỳ. Lạm phát thấp hơn mục tiêu, nền kinh tế suy yếu và bất ổn chính trị đã góp phần vào sự suy yếu của đồng euro.

Đồng USD cũng tăng 0,26% lên mức 152,21 yen Nhật/USD và đồng bảng Anh giảm nhẹ xuống 1,2969 USD/bảng. Các cử tri Nhật Bản chuẩn bị bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử vào ngày 27/10 tới. Theo khảo sát, đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền có thể mất thế thống trị, gây phức tạp cho chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ). BoJ dự kiến sẽ họp vào tuần tới và có khả năng giữ lãi suất ở mức rất thấp, nhưng có thể đưa ra tín hiệu giảm bớt chính sách nới lỏng tiền tệ khi lo ngại suy thoái kinh tế Mỹ dần giảm bớt.

Theo baotintuc.vn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominicana

Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominicana theo lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana Luis Abinader Corona, sáng 20/11, theo giờ địa phương, tại Cung Quốc gia ở thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm rất thành công.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominicana
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top