ClockThứ Bảy, 27/08/2022 15:28

Để ngăn chặn triệt để nạn đánh bắt cá bằng xung điện

TTH - Từ lâu, vấn đề đánh bắt thủy sản bằng xung điện đã diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương trong cả nước. Riêng tại Thừa Thiên Huế, nhiều nơi đã tìm cách ngăn chặn và nghiêm cấm các hành vi trái pháp luật này.

"Răn đe" nạn đánh bắt thủy sản bằng xung điện

Tuy nhiên, nhìn lại thực trạng hiện nay thì vẫn còn nhiều nơi buông lỏng quản lý, không kiểm tra giám sát hoạt động đánh bắt cá bằng xung điện. Hậu quả là nạn hủy diệt môi trường sinh vật tự nhiên trong ao hồ, đồng ruộng, sông suối... diễn ra rất nghiêm trọng. Có phường, xã xem như không hề quan tâm đến tác hại của nạn đánh bắt này... Bởi vậy, ngay giữa ban ngày, người đánh bắt xung điện (tên thường gọi ở quê là "đi rà điện") vẫn cứ ngang nhiên lộng hành.

Đánh bắt cá bằng điện là hành vi vi phạm pháp luật. Ảnh: D. Trương

Có điều thật vô lý và hết sức mâu thuẫn là hai địa phương ở cạnh nhau, nhưng một nơi thì làm rất tốt trách nhiệm quản lý và ngăn cấm gần như tuyệt đối việc đánh bắt xung điện. Trong khi đó, nơi bên cạnh lại buông lỏng, thả nổi để ai làm gì thì cứ tự nhiên thoải mái... Điều đó chứng tỏ giải pháp và quyết tâm là bài học cần rút ra để thực hiện chủ trương ngăn chặn tiến đến chấm dứt đánh bắt cá bằng xung điện.

Riêng bản thân tôi là người lớn lên từ nông thôn, vùng quê sông nước nên đã từng chứng kiến tận mắt tác hại nhiều mặt của việc rà điện đánh bắt cá... Thực tế nhiều năm qua, các loại cá mại, cá cấn, cá rô đồng, cá diếc... bị hủy diệt gần như mất dần. Điều này lý giải vì sao ngoài chợ hiện nay mấy loại đặc sản này rất hiếm thấy và giá đắt đỏ.

Trở lại vấn đề giải pháp, tôi xin có mấy điều kiến nghị:

- Cần có quyết tâm thực hiện chủ trương bảo vệ nguồn lợi thủy sản thống nhất từ Trung ương đến địa phương để quyết tâm ngăn chặn, tiến tới chấm dứt nạn đánh bắt cá bằng xung điện.

- Đối với Thừa Thiên Huế, cần có giải pháp quyết liệt, đồng bộ từ tỉnh đến cấp xã, phường, thôn, xóm... Trước hết mở đợt tuyên truyền tập trung về tác hại của hành vi trái luật pháp cho phép. Bố trí đủ lực lượng cần thiết để kiểm tra, giám sát từ cơ sở, đặc biệt cần tăng cường ở các địa bàn xung yếu, nhiều người vi phạm...

- Chú ý biểu dương, nêu điển hình những nơi làm tốt, xử phạt thích đáng (Theo Luật Thủy sản 2017) các đối tượng không chấp hành quy định đề ra. Nhắc nhở, phê bình nghiêm túc, kể cả xử lý cán bộ địa phương buông lỏng quản lý để xảy ra tình trạng đánh bắt cá bằng xung điện tràn lan.

Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên quý giá của quốc gia. Nguồn lợi dù giàu có phong phú đến đâu, nếu không được bảo vệ và phát triển thì cũng đến hồi cạn kiệt.

VĂN CÔNG TOÀN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn bán trái phép hiện vật văn hóa

Hãng tin UN News ngày 7/12 cập nhật, được hơn 140 quốc gia ủng hộ, trong phiên họp mới nhất diễn ra vào ngày 6/12, Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa thông qua nghị quyết thúc đẩy cuộc chiến chống buôn bán trái phép tài sản, hiện vật văn hóa và tạo điều kiện trả lại các hiện vật bị đánh cắp cho quốc gia xuất xứ.

Thúc đẩy cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn bán trái phép hiện vật văn hóa
Cùng ngăn chặn bạo lực gia đình

Bên cạnh những gia đình luôn tôn trọng, lưu giữ giá trị tốt đẹp từ lễ nghi cho đến các mối quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong gia đình, sự hiếu thảo của con cái đối với ông bà, cha mẹ thì đâu đó tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn diễn ra. Đó được xem như là vấn nạn nghiêm trọng.

Cùng ngăn chặn bạo lực gia đình

TIN MỚI

Return to top