ClockThứ Bảy, 18/02/2023 07:00

Gỡ khó trong thi hành án tín dụng ngân hàng

TTH - Mặc dầu đã đạt được nhiều kết quả trong công tác thi hành án dân sự (THADS) về tín dụng ngân hàng (TDNH), tuy nhiên cơ quan THADS 2 cấp của tỉnh vẫn còn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ.

Nắm bắt khó khăn của doanh nghiệpTháo gỡ khó khăn trong thi hành án dân sự liên quan đến tổ chức tín dụng, ngân hàng

Cơ quan thi hành án tiến hành kê biên tài sản là tàu cá đảm bảo thi hành án

Thời gian qua, công tác THADS đối với các bản án, quyết định của tòa án về tranh chấp TDNH có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, đã giúp nhiều vụ việc THADS về TDNH có giá trị lớn, tồn đọng nhiều năm được xử lý kịp thời, dứt điểm, góp phần khơi thông dòng vốn TDNH, giúp các tổ chức tín dụng đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu.

Theo số liệu của Cục THADS tỉnh, năm 2022, kết quả THADS về giải quyết các vụ việc liên quan đến TDNH, số việc phải THA là 316 việc, tương ứng với số tiền gần 595 tỷ đồng (chiếm 5,2% về việc và 33,46% về tiền so với tổng số việc và tiền phải THA). Kết quả, đã THA được 38 việc thu được số tiền gần 75 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 26,6% về việc và 23,4% về tiền. So với năm 2021, THA xong về việc giảm 8 việc và giảm 17,39% về tỷ lệ, THA xong về tiền giảm hơn 80 tỷ đồng và giảm 51, 9% về tỷ lệ.

Đơn cử như TP. Huế là địa phương chiếm tỷ lệ cao nhất trong THADS trên lĩnh vực TDNH. Năm 2022, Chi cục THADS TP. Huế phải THA cho các tổ chức TDND 264 việc với tổng số tiền phải THA hơn 441 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 8,7% về việc và 31,7% về tiền so với tổng số việc và tiền phải THA trên địa bàn.

Theo lãnh đạo Chi cục THADS TP. Huế, việc tổ chức THA lĩnh vực TDND ảnh hưởng rất lớn đến việc hoàn thành chỉ tiêu của mỗi đơn vị, nên ngay từ đầu năm, lãnh đạo đơn vị tập trung kiểm tra, rà soát, tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ việc tổ chức THA lĩnh vực TDNH, góp phần hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu cấp trên giao. Tuy nhiên, việc tổ chức THA TDND gặp phải một số tồn tại, khó khăn, vướng mắc.

Đó là việc chậm giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) đối với các tài sản thế chấp cho cơ quan THADS. Năm 2022, Chi cục THADS TP. Huế có 23 vụ việc, với số tiền phải THA hơn 94 tỷ đồng bị chậm kê biên do ngân hàng không giao GCNQSDĐ cho đơn vị. Sau nhiều lần phát văn bản yêu cầu, phía ngân hàng mới giao GCNQSDĐ cho đơn vị tiến hành kê biên, xử lý. Tuy nhiên, việc chậm trễ này dẫn đến việc đơn vị không kịp xử lý tài sản trong năm 2022.

Ngoài trở ngại trên, theo Cục THADS tỉnh, việc xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đã bị kê biên để THA theo Luật THADS là tiếp tục kê biên hay dừng lại, khoản chi phí đã phát sinh ai là người phải chịu cũng là một khó khăn trong THADS. Việc xử lý tài sản bảo đảm theo bản án để THA cho các ngân hàng, phía ngân hàng không đồng ý cho cơ quan THA trích từ tiền bán tài sản bảo đảm để nộp thuế thu nhập cá nhân và các loại phí (nếu có) cho chủ tài sản cũ, dẫn đến việc người mua được tài sản đấu giá không thể thực hiện được thủ tục chuyển quyền sở hữu, sử dụng. Một số cơ quan THADS và tổ chức TDNH còn chưa thực sự tích cực; công tác phối hợp giữa các cơ quan chưa quan tâm đến việc xử lý nợ xấu.

Để đẩy nhanh tiến độ THA, nâng cao tỷ lệ kết quả THA cho tổ chức TDNH là rất cần thiết và đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ. Theo Cục trưởng Cục THADS tỉnh Ngô Thanh Cường, tăng cường mối quan hệ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng tín dụng theo quy chế phối hợp trong công tác THADS để xử lý các vấn đề vướng mắc, các vụ việc phức tạp, tồn đọng kéo dài, nhất là các vụ án có giá trị lớn. Đồng thời, tăng cường rà soát, phân loại các việc THA liên quan đến tổ chức TDNH; đối với các vụ việc có điều kiện THA phải chỉ đạo chấp hành viên và Chi cục THA tổ chức THA dứt điểm.

Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng tín dụng trên địa bàn tỉnh cần nghiên cứu kỹ các quy định pháp luật về TDNH nhằm tìm ra các giải pháp hạn chế những rủi ro do việc kinh doanh từ khi ký kết hợp đồng tín dụng, trong việc nhận thế chấp cần cân nhắc nhận thế chấp cả tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất, tổ chức thẩm định hồ sơ chặt chẽ về tình trạng tài sản thế chấp, bảo lãnh, thẩm định giá theo đúng giá trị thực tế và đánh giá tác động về biến động giá trị của tài sản trong tương lai gần.

“Riêng đối với TP. Huế, Cục THADS tỉnh tiếp tục thực hiện phương châm “hướng về cơ sở”, duy trì hoạt động tổ kiểm tra đôn đốc, giải quyết vụ việc khó khăn, vướng mắc tại các chi cục và tổ giải quyết án khó khăn, vướng mắc, án tín dụng tại Chi cục THADS TP. Huế để kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với từng vụ việc trong quá trình tổ chức THA của các chấp hành viên, đơn vị trực thuộc. Tăng cường trách nhiệm của chi cục trưởng trong việc theo dõi, đôn đốc công tác THA của các chấp hành viên” - ông Ngô Thanh Cường thông tin.

Bài, ảnh: THÁI BÌNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai nhiều chương trình tín dụng hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng và các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh. Đó là khẳng định của ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh tại hội nghị đối thoại, kết nối ngân hàng, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn chiều 14/11.

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Blog creditcard.com.vn chia sẻ kiến thức về thẻ tín dụngNhững thẻ tín dụng miễn phí trọn đời
Return to top