ClockThứ Ba, 05/07/2022 13:15

Hạn chế rác thải nhựa ở thành phố Huế

TTH - Để giảm thiểu và hướng đến nói không với rác thải nhựa dùng một lần, cũng như xây dựng trở thành điểm đến du lịch xanh, TP. Huế đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp thiết thực.

Đổi rác thải nhựa lấy vé đi xe buýtCùng hành động để giảm thiểu ô nhiễm nhựa vì "Chỉ một trái đất"Ra mắt mô hình “Tiểu thương chợ Đông Ba văn minh - thân thiện và nói không với thực phẩm bẩn”

Truyền thông giúp các em nhỏ thu gom rác thải rắn để lấy quà

TP. Huế đang nỗ lực phấn đấu trở thành một địa chỉ đáng sống, thu hút du khách thập phương đến tham quan, trải nghiệm. Tuy vậy, các hoạt động du lịch, kinh doanh, buôn bán làm gia tăng lượng rác thải khá lớn. TP. Huế tiên phong chủ động xây dựng thực hiện đề án “Ngày Chủ nhật xanh”, “Chủ nhật vì cộng đồng” và các hoạt động hưởng ứng phong trào “Nói không với túi ni lông, sản phẩm nhựa sử dụng 1 lần" nhằm giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường. Hiện, các đơn vị trên địa bàn đã tổ chức ký cam kết tham gia thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa”, “Nói không với túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng 1 lần”; các trường học xây dựng mô hình thu gom túi ni lông... Song công tác thu gom rác thải nhựa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do nhiều hộ dân thiếu ý thức và quan tâm đến phong trào chống rác thải nhựa nên thành phố vẫn đang đối mặt thách thức về môi trường.

Theo thống kê từ Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế, hiện mỗi ngày lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ở TP. Huế khoảng 407 tấn; trong đó rác thải nhựa chiếm hơn 15%. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan môi trường đô thị.

Theo ông Nguyễn Lam Phúc, Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Huế, gần đây, TP. Huế tiếp nhận DA “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” được xây dựng với sự tài trợ của WWF-Na Uy thông qua WWF-Việt Nam giai đoạn 2021-2024 để triển khai các biện pháp can thiệp cải thiện công tác quản lý tổng hợp chất thải rắn với sự tham gia của các bên liên quan bao gồm các khối công tư, các tổ chức xã hội dân sự và cộng đồng địa phương. TP. Huế phối hợp các ban, ngành, đơn vị liên quan tổ chức các chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức người dân về giảm thải nhựa, phân loại rác tại nguồn, cải thiện công tác thu gom, xử lý rác thải rắn sinh hoạt, gia tăng tỷ lệ tái chế rác thải... Kỳ vọng vào năm 2024, TP. Huế trở thành đô thị giảm rác thải nhựa, giảm 30% lượng rác thải nhựa thất thoát ra khỏi môi trường và đến năm 2030 không còn rác thải nhựa trong thiên nhiên.

Ông Nguyễn Lam Phúc cho biết, ngoài hoạt động của DA nói trên, hiện đơn vị tiếp tục nghiên cứu tham mưu một số quy định có liên quan theo những điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực từ năm 2020 để triển khai các hoạt động thực hiện tốt giảm thiểu rác thải nhựa dùng một lần trên địa bàn, gắn với chủ thể, từng mô hình doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh nhà hàng, hàng lưu niệm, trường học... Từ những mô hình sẽ tổ chức lễ phát động, vận động người dân, doanh nghiệp và du khách cùng hưởng ứng.

Ông Trần Song, Phó Chủ tịch UBND TP. Huế cho hay, theo Nghị quyết chuyên đề của HĐND thành phố về bảo vệ môi trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, hiện nay thành phố tập trung nguồn lực để giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường; bàn giải pháp giải quyết những vấn đề “nóng”, bức xúc về môi trường còn tồn tại; phân tích nguyên nhân của từng vấn đề để đề xuất giải pháp khắc phục hiệu quả. Thành phố Huế đặt ra mục tiêu làm hài lòng du khách và để du khách cảm nhận được một thành phố nên thơ sạch đẹp, trở thành điểm sáng về  môi trường.

Bài, ảnh: Song Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản: Độc đáo làm móng từ rác thải nhựa

Khi vấn đề giải quyết ô nhiễm nhựa được đưa ra thảo luận trên các bàn đàm phán toàn cầu, với một cách thức riêng biệt, Naomi Arimoto, một thợ làm móng người Nhật Bản đang lồng ghép mối quan tâm này vào các tác phẩm của mình.

Nhật Bản Độc đáo làm móng từ rác thải nhựa

TIN MỚI

Công ty pallet nhựa Hà Nội
Return to top