ClockThứ Tư, 27/10/2010 05:07

Khi “chị ngã, em... không nâng” và trách nhiệm của chính quyền

TTH - Tháng 7 vừa qua, cơn lốc xoáy đi qua địa bàn phường đã làm tốc mái tôn duy nhất trên tầng hai ngôi nhà nói trên. Từ đó đến nay, cứ mỗi lần chị, em bà Lê Hà Thị Hồng Diệp lợp lại phần mái ngôi nhà, ông Lê Hà Hồng Sơn (anh, em trai với chị, em bà này - ở 116 Hùng Vương) lại cản trở; cho rằng: việc sửa chữa ảnh hưởng nghiêm trọng đến hộ liền kề. Sau khi chị, em bà này gửi đơn kiến nghị, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng của TP Huế nhiều lần vào cuộc nhưng bất thành.

“Chị ngã, em... không nâng” (!?)

Từ thông tin do bạn đọc cung cấp qua đường dây nóng, sau khi kiểm tra thực tế và trao đổi với ông Hồ Dung, Chủ tịch UBND phường Phú Nhuận, chúng tôi được biết: Ngày 28/11/1997, ông bà Lê Hà Kiếm và Công Huyền Tôn Nữ Thị Đinh (nay cả hai đều qua đời) lập di chúc để lại quyền sử dụng cho các bà Lê Hà Thị Hồng Diệp, Lê Hà Thị Hồng Long, Lê Hà Thị Hồng Ngọc và giấy cho cháu là Lê Hà Trọng Châu (con của ông Lê Hà Hồng Hải - nay đã qua đời) ngôi nhà 114 Hùng Vương để ở (di chúc và giấy cho cháu ngôi nhà này được UBND phường xác nhận). Riêng ông Lê Hà Hồng Sơn (con trai) được ông bà Lê Hà Kiếm lập di chúc cắt cho ngôi nhà 116 Hùng Vương (UBND phường cũng đã xác nhận sau đó ít lâu).
 
Trước mắt chúng tôi là ngôi nhà 114 Hùng Vương xuống cấp từ lâu, giờ đã trở nên xa lạ đối với nhiều ngôi nhà cao tầng mọc lên xung quanh. Hoàn cảnh của chị em bà Lê Hà Thị Hồng Diệp rất đỗi thương tâm: Tuy tuổi đã cao, nhưng cả ba người đều chưa lập gia đình và một người bệnh tâm thần nằm liệt giường. Hằng ngày, họ phải nương tựa lẫn nhau để vật lộn với cuộc mưu sinh bằng nghề buôn bán nhỏ. Nhà ở tạm bợ nói trên đã qua sử dụng với diện tích 39,4m2, tường tầng hai cao 3,8m và sàn của tầng này bị phá bỏ. Riêng phần mái che chống nóng lợp bằng tôn đã bị tốc mái hoàn toàn, nên chủ nhà gác 11 đòn tay bằng gỗ dưới sana thượng mới đúc chạy quanh bốn bức tường. Do không có mái che, chỉ cần một cơn mưa là nước ngập cả nhà khiến sinh hoạt hằng ngày diễn ra hết sức khó khăn.
 

Mặc dù đang lúc mưa bão và những tấm tôn vẫn nằm ngổn ngang, nhưng mái nhà tan hoang của bà Lê Hà Thị Hồng Diệp (bên phải) vẫn chưa thể lợp lại

Do bị ông Lê Hà Hồng Sơn cản trở không cho sửa chữa nhà, ngày 13/7/2010, chị em bà Lê Hà Thị Hồng Diệp gửi đơn kiến nghị và sau đó chính quyền địa phương đã hai lần hòa giải. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND TP Huế, ngày 18/8/2010, Phòng Quản lý Đô thị (QLĐT) TP Huế phối hợp với UBND phường, đại diện tổ dân phố 1, cảnh sát khu vực cùng đại diện hai gia đình hòa giải lần thứ ba. Qua các lần hòa giải, gia đình ông Lê Hà Hồng Sơn đều đồng ý với cách giải quyết của UBND phường là tạo điều kiện cho các chị em của mình lợp lại mái tôn. Mặt khác, bà Lê Hà Thị Hồng Diệp cũng cam đoan: Quá trình sửa chữa nhà, bà sẽ thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn xây dựng. Nếu để xảy ra tai nạn làm ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của các hộ liền kề, bà chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. Vậy mà mỗi lần bà lợp lại mái nhà, em trai lại ngăn cấm một cách quyết liệt; đồng thời, tiếp tục gửi đơn đến các cơ quan có thẩm quyền (!?).
 
“Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” (!?)
 
Theo ông Nguyễn Mậu Thương, Phó Trưởng phòng QLĐT TP Huế, các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình thì không cần giấy phép xây dựng (GPXD). Tương tự với quan điểm của Phòng QLĐT TP Huế, ông Hồ Dung cũng khẳng định: “Nhà bà Lê Hà Thị Hồng Diệp chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chỉ có nhu cầu lợp lại mái tôn, nên chưa có điều kiện để xin GPXD của cơ quan có thẩm quyền”. Mặc dù kinh tế khó khăn, nhưng bà này đã làm đúng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền: gia cố thêm giằng mái, gác xong các xà gồ và chỉ chờ lợp bốn tấm tôn theo hiện trạng cũ (không thay đổi kiến trúc bên ngoài), nhưng trước sự cấm cản của em trai, mọi nỗ lực của gia đình và chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng của TP Huế đều trở nên vô vọng.
 
Trong khi mọi việc còn chưa ngã ngũ, Thanh tra Sở Xây dựng lại ban hành Văn bản 99/TTr-TTXD ngày 22/9/2010, do ông Nguyễn Sơn Tùng, Phó Chánh Thanh tra sở này ký và gửi cho ông Lê Hà Hồng Sơn cho rằng: “Việc cải tạo, sửa chữa nhà tại 114 Hùng Vương đã làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực của công trình thì phải có GPXD của cấp có thẩm quyền theo quy định; đồng thời, UBND phường có trách nhiệm kiểm tra việc cải tạo, sửa chữa ngôi nhà nói trên theo quy định của pháp luật”. Những động thái trái chiều này, quả thật đã gây ra rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết việc lợp lại mái tôn cho chị, em bà Lê Hà Thị Hồng Diệp.
 
Tuy nhiên, gần đây tình thế đã xoay chuyển theo chiều hướng thuận lợi hơn, khi chúng tôi bất ngờ được ông Hồ Dung cho hay: Sáng 5/10 vừa qua, đại diện các cơ quan UBND, Công an phường và Thanh tra Sở Xây dựng đã họp bàn giải quyết trường hợp nhà và đất nói trên. Do tình hình mưa bão đang diễn ra có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của gia đình bà Lê Hà Thị Hồng Diệp, đại diện Thanh tra Sở Xây dựng thống nhất với ý kiến của các bên liên quan là tạo điều kiện cho chị em bà lợp lại mái nhà theo tinh thần chỉ đạo của UBND TP Huế.
 
Căn cứ các sự việc nêu trên, chúng tôi đề nghị UBND phường với trách nhiệm của mình cần có biện pháp giải quyết đối với trường hợp cản trở của ông Lê Hà Hồng Sơn nhằm tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình bà Lê Hà Thị Hồng Diệp lợp lại mái nhà để có chỗ trú mưa, che nắng.
 
Bài, ảnh:Vĩnh Cự
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Làm rõ thêm một số kiến nghị của tiểu thương chợ Khe Tre

Tại sao mặt hàng may mặc không được kinh doanh ở địa điểm cũ; chính quyền huyện Nam Đông không hồi đáp kiến nghị của một số tiểu thương; nguyên nhân cháy chợ không được công bố công khai… là những thắc mắc mà bạn đọc gửi đến Báo Thừa Thiên Huế.

Làm rõ thêm một số kiến nghị của tiểu thương chợ Khe Tre
CƠ SỞ PHẾ LIỆU TẠI HƯƠNG THỦY GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG:
Di dời mới là giải pháp lâu dài

Chuyện các cơ sở kinh doanh, tái chế phế liệu trong khu dân cư trên địa bàn TX. Hương Thủy bị phản ánh gây ô nhiễm môi trường (ONMT) và nguy cơ cháy nổ không mới. Dù chính quyền đã rất nỗ lực, nhưng với nhiều lý do, việc di dời các cơ sở này đến khu vực quy hoạch đến nay vẫn chưa thể thực hiện.

Di dời mới là giải pháp lâu dài
Ngấm ngầm mua bán trái phép hóa đơn

Dù ngành chức năng đã có những giải pháp để ngăn chặn tình trạng mua bán trái phép hóa đơn (HĐ), nhưng vấn nạn này vẫn âm ỉ xảy ra trong đời sống xã hội.

Ngấm ngầm mua bán trái phép hóa đơn
DỰ ÁN KHU DU LỊCH SUỐI VOI:
Yêu cầu nhà đầu tư xây dựng lại chi tiết tiến độ triển khai

Ban Quản lý Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh yêu cầu chủ đầu tư Dự án (DA) Khu du lịch Suối Voi (Phú Lộc) xây dựng lại chi tiết tiến độ triển khai các hạng mục công trình, chứng minh năng lực tài chính. Đồng thời, hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để sớm hoàn thành giai đoạn 1, 2 đưa vào hoạt động trong năm 2024.

Yêu cầu nhà đầu tư xây dựng lại chi tiết tiến độ triển khai
XUNG QUANH VIỆC BÀ HOÀNG THỊ KIM ÁNH KHIẾU NẠI GIẢI QUYẾT ĐƠN THƯ TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN ĐỂ QUÁ THỜI HẠN:
Vụ việc đang được Tòa án nhân dân TP. Huế thụ lý

Vừa qua, Báo Thừa Thiên Huế nhận được đơn khiếu nại của bà Hoàng Thị Kim Ánh (Căn hộ B-1107, tầng 11, chung cư The Manor Crown, Tố Hữu, Xuân Phú, TP. Huế) liên quan về việc giải quyết đơn thư tố cáo của công dân để quá thời hạn theo quy định của Luật Tố tụng hình sự.

Vụ việc đang được Tòa án nhân dân TP Huế thụ lý

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top