ClockThứ Hai, 23/08/2021 15:26
Giải quyết đơn của ông Lê Văn Lợi về việc đền bù chưa thỏa đáng:

Ông Lê Văn Lợi được xác nhận không sinh sống tại địa chỉ đất thu hồi

TTH - Sau khi Báo Thừa Thiên Huế nhận được đơn của ông Lê Văn Lợi về việc đền bù chưa thỏa đáng tại dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1, Kinh thành Huế, phóng viên Báo đã tìm hiểu thực tế, lấy ý kiến từ các hộ dân sống lân cận và chính quyền địa phương, các cơ quan liên quan...

Đẩy nhanh tiến độ hạ tầng khu dân cư Bắc Hương SơKhông còn là giấc mơ

Hiện trạng ví trị khu nhà đất thu hồi 40 Xuân 68, phường Thuận Lộc (TP. Huế)

Trong đơn, ông trình bày: "Tôi sinh ra và lớn lên tại 40 Xuân 68, Thuận Lộc, TP. Huế và ở cùng ông nội là ông Lê Văn Minh. Đến năm 2013, lập gia đình và sinh 2 con vào năm 2013 và 2014. Năm 2018, sinh thêm cháu thứ 3. Trong lúc tôi đưa vợ về nương nhờ nhà ngoại để sinh con thì chính quyền đi xác minh giải tỏa đền bù nên không có mặt vợ chồng tôi tại địa phương. Cho nên, cắt tên hộ gia đình vợ chồng tôi khỏi diện đền bù. Khi biết tin này, vợ chồng tôi lên phường đề nghị làm rõ thì phường Thuận Lộc trả lời đã hoàn tất hồ sơ và không xem xét nữa".

Tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đến gặp vợ chồng chị Ấu, hiện đang ở tại số 111 Xuân 68, nhà đối diện với nhà đất thu hồi 40 Xuân 68 thì được vợ chồng chị Ấu xác nhận, anh Lê Văn Lợi sinh sống cùng ông nội là ông Lê Văn Minh từ nhỏ đến khi lập gia đình, sinh 2 con. Chị Ấu kể: Năm 2018, do vợ anh Lợi mang thai con thứ 3, phải về quê để sinh. Anh cùng theo về quê chăm vợ con. Lúc lên lại nhà ở đây (40 Xuân 68) thì mới biết là lúc kê khai, ông nội của anh lại bỏ sót, không kê khai tên vợ chồng anh...

Tuy nhiên, qua cuộc gặp trao đổi với ông Trần Văn Cẩm, nguyên Tổ trưởng TDP 14 (nay là TDP 8) thì ông Cẩm khẳng định ông Lê Văn Minh chỉ sống một mình. Không có trường hợp hộ gia đình anh Lê Văn Lợi cùng sinh sống tại 40 Xuân 68. Cách đây nhiều năm, anh Lợi đã theo cha là ông Lê Văn Thanh Nghĩa về quê sinh sống.

Tuy nhiên, ông Lê Văn Lợi lại cho rằng, mặc dù vợ chồng và các con vắng mặt với lý do như đã nêu, song mọi giấy tờ gồm sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh các con, bảo hiểm cả gia đình cho đến hợp đồng và biên lai hàng tháng sử dụng dịch vụ internet... đều đăng ký tại 40 Xuân 68 (Thuận Lộc, TP. Huế) và ông đã trình bày tại phường nhưng vẫn không được xem xét.

Ông Trần Lộc, Chủ tịch UBND phường Thuận Lộc cho biết, có 2 điều kiện quan trọng để xét đền bù hỗ trợ là phải có hộ khẩu và sinh sống thực tế tại thửa đất bị thu hồi. Trong đó, yếu tố thứ hai là quan trọng nhất. Để xác nhận tình trạng sinh sống của hộ gia đình ông, bà Lê Văn Lợi - Lê Thị Kim Luân tại thửa đất thu hồi 40 Xuân 68 thuộc khu vực Thượng thành, phường đã cử bộ phận công an, mặt trận về trực tiếp nắm tình hình tại địa bàn và cùng phối hợp với lực lượng cốt cán TDP 8 (TDP 14 cũ) để tìm hiểu, xác minh kỹ thêm lần nữa. Quan điểm của chính quyền địa phương cũng như đơn vị làm công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng là trong quá trình thực hiện dự án tuyệt đối đảm bảo tính dân chủ, công khai minh bạch, rõ ràng; đảm bảo chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đúng người, đúng đối tượng, đảm bảo quyền lợi người dân đúng theo khung chính sách đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các quy định hiện hành.

Qua công tác xác minh tình trạng sinh sống của hộ ông Lê Văn Lợi tại mốc thời gian từ ngày 10/12/2018 trở về trước và từ ngày 10/12/2018 đến ngày 22/2/2020 (ngày 10/12/2018 là ngày Thủ tướng Chính phủ ban hành Công văn số 1771 về phê duyệt khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện di dời dân cư, giải phóng mặt bằng tại khu vực 1 di tích Kinh thành Huế; còn mốc ngày 22/2/2020 là ngày thửa đất thu hồi được bàn giao mặt bằng) và ý kiến của các thành viên trong hội đồng gồm Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN, công an phường và đại diện TDP 8 thống nhất ý kiến: Ông Lê Văn Lợi không ăn ở, sinh sống tại thửa đất thu hồi 40 Xuân 68. Gia đình ông Lợi cùng cha là ông Lê Văn Thanh Nghĩa đã chuyển về sinh sống tại xã Phú Thượng, huyện Phú Vang (nay là phường Phú Thượng, TP. Huế) trên 10 năm.

Sau khi Khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện di dời dân cư, giải phóng mặt bằng tại khu vực I, Kinh thành Huế được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, UBND TP. Huế, cùng các sở, ban ngành đã tập trung tổ chức triển khai thực hiện dự án. UBND TP. Huế chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Huế tiến hành kiểm kê tất cả các hộ gia đình, cá nhân tại 4 phường: Thuận Lộc, Thuận Hòa, Tây Lộc, Thuận Thành với tổng số hộ là 289 hộ (242 hộ bị thu hồi đất và 47 hộ phụ có nhà ở độc lập). Trong quá trình kiểm kê có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cơ sở phường nhằm công khai, dân chủ, minh bạch quá trình thực hiện dự án.

Tháng 12/2019 (sau 8 tháng triển khai thực hiện), UBND TP. Huế đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho tổng số 577 hộ (242 hộ chính, 335 hộ phụ) thuộc 4 phường tại khu vực Thượng thành với tổng số tiền 124 tỷ đồng; bố trí 396 lô đất tái định cư. Trong đó, phường Thuận Lộc có 94 hộ chính (có hộ ông Lê Văn Minh tại thửa đất thu hồi 40 Xuân 68) và 122 hộ phụ được bố trí 216 lô đất căn cứ theo Khoản 1 và 2, Điều 6 Nghị định 47/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định bồi thường đất đối với hộ chính, hộ phụ và theo khung chính sách được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri

Tại các kỳ tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa VIII, cử tri trên địa bàn TP. Huế đã có nhiều ý kiến, kiến nghị các vấn đề liên quan đến hạ tầng dân sinh. Điều đáng mừng, TP. Huế đã chỉ đạo các ban ngành, địa phương trả lời thấu đáo cũng như triển khai khắc phục.

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
Kế hoạch hành động cấp cao đầu tiên để giải quyết khan hiếm nước, suy thoái đất

Lần đầu tiên, Diễn đàn Đất và Nước quốc tế được tổ chức từ ngày 9 - 11/12 tại Bangkok (Thái Lan), vạch ra các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy nỗ lực toàn cầu trong việc quản lý tình trạng khan hiếm nước và đảo ngược tình trạng suy thoái đất, đóng vai trò rất quan trọng đối với an ninh lương thực và sức khỏe môi trường toàn cầu.

Kế hoạch hành động cấp cao đầu tiên để giải quyết khan hiếm nước, suy thoái đất

TIN MỚI

Return to top