ClockThứ Ba, 30/11/2010 19:12

Phải vệ sinh lòng hồ tại các hồ chứa thủy lợi, thủy điện trước khi tích nước

TTH - Cách đây hơn một năm, Công ty TNHH NN 1TV Xây dựng và Cấp nước tỉnh (HueWACO) công bố cấp nước an toàn (CNAT) trên toàn tỉnh và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận: đơn vị điển hình CNAT đầu tiên ở Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian qua, một số bạn đọc phản ánh với Báo Thừa Thiên Huế về chất lượng nước dễ đóng cặn, gây ra tình trạng nước đục đen và vàng trên mạng phân phối?

Trước vấn đề này, ông Trương Công Nam - Giám đốc HueWACO - cũng thừa nhận: hiện doanh nghiệp đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn, do từ khi thuỷ điện Bình Điền đi vào hoạt động chất lượng nguồn nước sông Hương, nhất là nhánh sông Hữu Trạch đã suy giảm ảnh hưởng đến nguồn nước các nhà máy Vạn Niên, Dã Viên và Bình Thành. Đặc biệt, mùi hôi và hàm lượng sắt (Fe), mangan (Mn) tăng cao nhiều lần so với thời điểm trước: hàm lượng Mn bình quân năm 2010: 0,150mg/l (tăng 19 lần so với 2008); hàm lượng Fe 2010: 0,638mg/l (tăng 2,6 lần so với trước đó hai năm). 


Trong một lần kiểm tra thực địa tại thủy điện Bình Điền (ảnh 1)
 

và nguồn nước sông Hương, Đoàn kiểm tra liên ngành với sự tham gia của HueWACO cùng các cơ quan chức năng của tỉnh phát hiện tại nhánh sông Hữu Trạch trước lăng Minh Mạng, nước xuất hiện nhiều bọt (ảnh 2) và có váng dầu (ảnh 3) - Ảnh: TL

Ông Trương Công Nam khẳng định: từ tháng 5/2009, thuỷ điện Bình Điền vận hành nhưng không làm sạch thảm thực vật ở lòng hồ và thiết kế thiếu van xả đáy làm cho nước thiếu oxy nghiêm trọng dẫn đến nguồn nước sông Hương không tự thanh lọc cũng như oxy hoá Fe2+ và Mn2+ vốn có, ảnh hưởng lớn đến công tác CNAT của tỉnh nhà. Sau 18 tháng hoạt động, nước có giảm mùi hôi, nhưng hàm lượng Fe và Mn vẫn còn cao so với năm 2008, theo như số liệu đã dẫn.
 
Để đảm bảo CNAT, HueWACO đầu tư đổi mới công nghệ cũng như tăng hoá chất xử lý phù hợp với sự thay đổi chất lượng nguồn nước, như: sử dụng than hoạt tính để loại bỏ mùi và độc chất, sử dụng Polymer nhằm tăng hiệu quả lắng, tăng cường xử lý javel, soda ở công đoạn đầu để loại bỏ Fe và Mn và đầu tư sử dụng thêm cát Mn để lọc nước nhằm hạn chế đến mức thấp nhất hàm lượng Mn trong nước cấp. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải tăng tần suất súc xả mạng đường ống. Chính những yếu tố trên làm phát sinh chi phí sản xuất nước của doanh nghiệp lên hàng tỷ đồng. Tuy hàm lượng Fe và Mn trong nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế, nhưng vẫn ở mức dễ đóng cặn, gây ra tình trạng nước đục đen và vàng trên mạng phân phối. Đó là lý do mà một số bạn đọc phản ánh về chất lượng nước, do doanh nghiệp cung cấp trong thời gian qua.
 
Trước diễn biến nói trên, HueWACO báo cáo sự biến đổi chất lượng nguồn nước sông Hương với UBND tỉnh và đề nghị lãnh đạo tỉnh quan tâm chỉ đạo các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện đầu nguồn thiết kế các van xả đáy các lòng hồ và rút kinh nghiệm xử lý làm sạch lòng hồ Tả Trạch, thuỷ điện A Lưới khi hoàn thành, nhằm hạn chế biến đổi chất lượng nguồn nước sông Hương, giữ vững thương hiệu CNAT của tỉnh nhà và giảm chi phí phát sinh trong sản xuất nước.
 
Để bảo đảm chất lượng nguồn nước các sông lớn trên địa bàn tỉnh theo yêu cầu của UBND tỉnh, đề nghị các chủ đầu tư hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh (các công ty cổ phần: Đầu tư HD, Thủy điện miền Trung, Thủy điện Trường Phú và Đầu tư Thủy điện Sông Lam) phải nghiêm túc thực hiện việc vệ sinh lòng hồ trước khi tiến hành tích nước; đồng thời, khẩn trương xây dựng kế hoạch phối hợp với các ngành liên quan để tiến hành các thủ tục vệ sinh lòng hồ, bảo đảm thời gian vệ sinh lòng hồ và tích nước. Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT để hướng dẫn, giải quyết các thủ tục liên quan cũng như giám sát chặt chẽ việc vệ sinh lòng hồ và tích nước của các chủ đầu tư hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh.
 
Vĩnh Cự
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Làm rõ thêm một số kiến nghị của tiểu thương chợ Khe Tre

Tại sao mặt hàng may mặc không được kinh doanh ở địa điểm cũ; chính quyền huyện Nam Đông không hồi đáp kiến nghị của một số tiểu thương; nguyên nhân cháy chợ không được công bố công khai… là những thắc mắc mà bạn đọc gửi đến Báo Thừa Thiên Huế.

Làm rõ thêm một số kiến nghị của tiểu thương chợ Khe Tre
CƠ SỞ PHẾ LIỆU TẠI HƯƠNG THỦY GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG:
Di dời mới là giải pháp lâu dài

Chuyện các cơ sở kinh doanh, tái chế phế liệu trong khu dân cư trên địa bàn TX. Hương Thủy bị phản ánh gây ô nhiễm môi trường (ONMT) và nguy cơ cháy nổ không mới. Dù chính quyền đã rất nỗ lực, nhưng với nhiều lý do, việc di dời các cơ sở này đến khu vực quy hoạch đến nay vẫn chưa thể thực hiện.

Di dời mới là giải pháp lâu dài
Ngấm ngầm mua bán trái phép hóa đơn

Dù ngành chức năng đã có những giải pháp để ngăn chặn tình trạng mua bán trái phép hóa đơn (HĐ), nhưng vấn nạn này vẫn âm ỉ xảy ra trong đời sống xã hội.

Ngấm ngầm mua bán trái phép hóa đơn
DỰ ÁN KHU DU LỊCH SUỐI VOI:
Yêu cầu nhà đầu tư xây dựng lại chi tiết tiến độ triển khai

Ban Quản lý Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh yêu cầu chủ đầu tư Dự án (DA) Khu du lịch Suối Voi (Phú Lộc) xây dựng lại chi tiết tiến độ triển khai các hạng mục công trình, chứng minh năng lực tài chính. Đồng thời, hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để sớm hoàn thành giai đoạn 1, 2 đưa vào hoạt động trong năm 2024.

Yêu cầu nhà đầu tư xây dựng lại chi tiết tiến độ triển khai
XUNG QUANH VIỆC BÀ HOÀNG THỊ KIM ÁNH KHIẾU NẠI GIẢI QUYẾT ĐƠN THƯ TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN ĐỂ QUÁ THỜI HẠN:
Vụ việc đang được Tòa án nhân dân TP. Huế thụ lý

Vừa qua, Báo Thừa Thiên Huế nhận được đơn khiếu nại của bà Hoàng Thị Kim Ánh (Căn hộ B-1107, tầng 11, chung cư The Manor Crown, Tố Hữu, Xuân Phú, TP. Huế) liên quan về việc giải quyết đơn thư tố cáo của công dân để quá thời hạn theo quy định của Luật Tố tụng hình sự.

Vụ việc đang được Tòa án nhân dân TP Huế thụ lý

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top