ClockThứ Năm, 25/06/2015 14:02

Vỉa hè không còn dành cho người đi bộ

TTH - Đó là ý kiến của rất nhiều người dân phản ánh đến Báo Thừa Thiên Huế. Họ cho rằng, pháp luật quy định vỉa hè sử dụng cho mục đích giao thông, dành cho người đi bộ, nhưng trên thực tế nhiều hộ gia đình, cá nhân đã tự ý lấn chiếm để buôn bán và là nơi đậu, đỗ xe, khiến người đi bộ phải đi dưới lòng đường, tiểm ẩn nhiều nguy cơ bị tai nạn giao thông...

Buôn bán lấn chiếm vỉa hè

 

Muôn kiểu lấn chiếm

Theo thống kê 6 tháng đầu năm 2015, Đội Quản lý đô thị TP Huế đã kiểm tra, xử lý 1.212 trường hợp lấn chiếm vỉa hè. Trong đó, lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 909 trường hợp với số tiền là 146 triệu đồng, viết cam kết không vi phạm 6 trường hợp, lập biên bản tạm giữ tang vật vi phạm 297 trường hợp, tạm giữ 3.080 tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính đưa về đội để xử lý.

Ông Nguyễn Xuân Triết, ở phường An Cựu, TP Huế cho biết, trước đây ông thường đi bộ từ đường Hùng Vương ra đường Bà Triệu để tập thể dục ở hồ nước, công viên trên đường Tôn Đức Thắng. Tuy nhiên thời gian gần đây, trên đường Hùng Vương (đoạn qua cầu và qua chợ An Cựu), nhiều hộ đã lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh đồ bành, bán hàng rong, để xe nên ông phải đi xuống lòng đường, rất nguy hiểm. Để an toàn, ông phải dậy sớm hơn, khi các hộ chưa bày hàng hóa, buôn bán.
Dạo một vòng quanh TP Huế, hầu hết các tuyến đường, nhất là các đường ở trung tâm thành phố, các khu vực quanh chợ, bệnh viện, dễ nhận thấy vỉa hè nào cũng bị lấn chiếm bởi các quán nhậu, bán hàng rong, cà phê cho đến sửa chữa xe đạp, xe máy. Vỉa hè cũng là nơi mà chủ và khách để các loại xe, khiến tình trạng lưu thông ở một số tuyến đường trở thành quá tải. Có mặt tại đường Ngô Quyền, Hai Bà Trưng, ghi nhận của chúng tôi là ngoài các hàng quán thì xe máy, ô tô đậu đỗ la liệt lấn chiếm luôn cả lòng đường, gây ách tắc giao thông cục bộ ở một số thời điểm.
Không chỉ lấn chiếm vỉa hè ở các tuyến đường trung tâm, đường Duy Tân, nơi có các lăng Dục Đức, Thành Thái, Duy Tân, tình trạng lấn chiếm vỉa hè giăng bạt buôn bán gây nên vẻ nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị tái diễn hàng ngày khiến cả người dân lẫn du khách chỉ còn biết lắc đầu, ngao ngán.
“Bắt cóc bỏ dĩa”
Hàng tháng, Đội Quản lý đô thị TP Huế phối hợp với các cơ quan chức năng, các phường ra quân kiểm tra, xử lý, thu giữ hàng ngàn phương tiện vi phạm, xử phạt nhiều trường hợp, nhưng xem ra tình trạng lấn chiếm vỉa hè đã trở thành “lưu cữu”. Xử lý nơi này xong, họ lại bày bán nơi khác, thậm chí tái diễn tại nơi vừa mới xử lý xong.
Ông Nguyễn Mạnh Dũng, Tổ bảo vệ lăng Dục Đức (phường An Cựu) cho biết, do vỉa hè tại các lăng ở đường Duy Tân rộng rãi, thoáng mát nên tình trạng buôn bán nơi đây diễn ra rất sôi động từ sáng sớm đến tối khuya. Những quán tạm này khiến di tích trở nên nhếch nhác, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường du lịch. Tuy nhiên, vỉa hè do phường và thành phố quản lý, nên việc kiểm tra, xử phạt không thuộc thẩm quyền của tổ bảo vệ. Đã nhiều đợt, các cơ quan chức năng của thành phố và phường An Cựu tiến hành dẹp bỏ, nhưng tình trạng này đâu vẫn vào đó.
Ông Phan Văn Tiến Dũng, cán bộ Đội Quản lý đô thị khẳng định, so với trước đây tình trạng lấn chiếm vỉa hè ở một số tuyến đường giảm hẳn, nhất là khu vực phía bắc. Tuy nhiên, tại một số khu vực như: cầu, chợ, bệnh viện và phía nam… tình trạng tái lấn chiếm vẫn diễn ra nhiều. Xảy ra tình trạng này là do ý thức của người dân còn yếu. Công tác phối hợp giữa các đơn vị địa phương chưa mạnh, chưa đồng bộ. Hơn nữa, chế tài chưa đủ mạnh nên tình trạng lấn chiếm vẫn xảy ra ở nhiều nơi, nhiều địa phương.
Cần nhiều giải pháp đồng bộ

Điều 12 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng đối với người bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng. Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với cá nhân, từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm sau đây: họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày, bán hàng hóa, sửa chữa xe, rửa xe, đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo, làm mái che trên lòng đường đô thị, hè phố hoặc thực hiện các hoạt động, dịch vụ khác trái phép trên lòng đường đô thị, hè phố gây cản trở giao thông.

Nhiều người vẫn có tư tưởng xem vỉa hè, lề đường là của riêng. Cứ trước mặt nhà mình là mình được sử dụng hoặc cho thuê. Trong khi đó, nhiều phường còn bỏ ngõ công tác kiểm ta, xử lý, chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể.
Theo ông Hoàng Minh Đức, Chủ tịch UBND phường Tây Lộc, để đảm bảo trật tự đô thị phải có sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Bên cạnh việc kiểm tra, xử lý ở những tuyến đường thường xảy ra vi phạm, phường cũng đã chỉ đạo xây dựng thí điểm những tuyến phố văn minh. Những hộ kinh doanh, buôn bán đều phải ký cam kết không vi phạm.
Ông Lê Văn Phiệt, Đội trưởng Đội Quản lý đô thị TP Huế cho rằng, việc quản lý vỉa hè, lòng đường, đảm bảo an toàn giao thông trách nhiệm trước tiên thuộc về các phường. Nhiều phường làm chưa tốt, một số phường còn tự ý cho thuê, dẫn đến việc khi đội kiểm tra, xử lý thì phát sinh đơn kiện… Sự phối hợp của lực lượng công an, địa phương các phường chưa đồng bộ, còn đùn đẩy trách nhiệm, dẫn đến có trường hợp chống đối người thi hành công vụ.
Để lập lại trật tự đô thị, đảm bảo an toàn giao thông, bên cạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân thì phải có sự phối hợp đồng bộ, quyết liệt từ các cấp, các ngành trong việc xử lý vi phạm. Đừng để tình trạng “bắt cóc bỏ dĩa”, khiến vỉa hè không phải là nơi dành cho người đi bộ.
Bài, ảnh: Hải Huế
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Làm rõ thêm một số kiến nghị của tiểu thương chợ Khe Tre

Tại sao mặt hàng may mặc không được kinh doanh ở địa điểm cũ; chính quyền huyện Nam Đông không hồi đáp kiến nghị của một số tiểu thương; nguyên nhân cháy chợ không được công bố công khai… là những thắc mắc mà bạn đọc gửi đến Báo Thừa Thiên Huế.

Làm rõ thêm một số kiến nghị của tiểu thương chợ Khe Tre
CƠ SỞ PHẾ LIỆU TẠI HƯƠNG THỦY GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG:
Di dời mới là giải pháp lâu dài

Chuyện các cơ sở kinh doanh, tái chế phế liệu trong khu dân cư trên địa bàn TX. Hương Thủy bị phản ánh gây ô nhiễm môi trường (ONMT) và nguy cơ cháy nổ không mới. Dù chính quyền đã rất nỗ lực, nhưng với nhiều lý do, việc di dời các cơ sở này đến khu vực quy hoạch đến nay vẫn chưa thể thực hiện.

Di dời mới là giải pháp lâu dài
Ngấm ngầm mua bán trái phép hóa đơn

Dù ngành chức năng đã có những giải pháp để ngăn chặn tình trạng mua bán trái phép hóa đơn (HĐ), nhưng vấn nạn này vẫn âm ỉ xảy ra trong đời sống xã hội.

Ngấm ngầm mua bán trái phép hóa đơn
DỰ ÁN KHU DU LỊCH SUỐI VOI:
Yêu cầu nhà đầu tư xây dựng lại chi tiết tiến độ triển khai

Ban Quản lý Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh yêu cầu chủ đầu tư Dự án (DA) Khu du lịch Suối Voi (Phú Lộc) xây dựng lại chi tiết tiến độ triển khai các hạng mục công trình, chứng minh năng lực tài chính. Đồng thời, hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để sớm hoàn thành giai đoạn 1, 2 đưa vào hoạt động trong năm 2024.

Yêu cầu nhà đầu tư xây dựng lại chi tiết tiến độ triển khai
XUNG QUANH VIỆC BÀ HOÀNG THỊ KIM ÁNH KHIẾU NẠI GIẢI QUYẾT ĐƠN THƯ TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN ĐỂ QUÁ THỜI HẠN:
Vụ việc đang được Tòa án nhân dân TP. Huế thụ lý

Vừa qua, Báo Thừa Thiên Huế nhận được đơn khiếu nại của bà Hoàng Thị Kim Ánh (Căn hộ B-1107, tầng 11, chung cư The Manor Crown, Tố Hữu, Xuân Phú, TP. Huế) liên quan về việc giải quyết đơn thư tố cáo của công dân để quá thời hạn theo quy định của Luật Tố tụng hình sự.

Vụ việc đang được Tòa án nhân dân TP Huế thụ lý

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top