ClockThứ Năm, 14/10/2021 14:47

Về quê, rồi sao nữa!

TTH - Theo số liệu thống kê, đến thời điểm này có đến hơn 25.000 người làm ăn hay định cư từ các nơi trở về Thừa Thiên Huế; trong đó, có hơn 9.000 người cần việc làm trong các nhà máy và các nhà máy có nhu cầu tuyển dụng khoảng 85% trong số ấy.

Giúp người dân về quê trong mưaĐảm bảo người dân có nhu cầu về quê được đưa, đón an toàn, chu đáo

Dòng người từ miền nam về quê trong những ngày qua. Ảnh: HOÀNG PHƯỚC

Con số thống kê nêu trên không cho biết là trong 25.000 người, có bao nhiêu người là người lớn, người già, trẻ em, người trong độ tuổi lao động… Tuy nhiên, nhìn từng đoàn người “bồng bế” nhau lái xe máy trở về Thừa Thiên Huế và các tỉnh, thành trong cả nước trong những ngày vừa qua, chúng ta thấy phần lớn trong số họ là thanh niên, tức là người trong độ tuổi lao động.

Điều này nó phù hợp với thực tế lao động ở các nhà máy. Ở Thừa Thiên Huế, chúng ta sẽ nhận thấy điều này khi tan ca ở khu công nghiệp Phú Bài, Phú Vang, Hương Trà, Phong Điền… Hầu hết là nam nữ thanh niên. Từ đó, chúng ta có thể suy ra: Những người ly hương vào nam là để tìm kiếm việc trong thời gian trước đây. Họ có thể làm việc ở đó đã 10, 15, thậm chí là 20 năm. Làm chừng ấy thời gian, nhưng có vẻ như họ không tích lũy được nhiều? Cũng có thể trong thời gian tới sẽ là một giai đoạn khó khăn mới đối với nhiều người, đó là những người tuổi đã ngày càng lớn, không còn phù hợp với việc làm ở các nhà máy. Những người đã sống quá lâu và quen với việc làm ở thành thị chứ không quen việc làm ở nông thôn. Số liệu thống kê cũng cho biết, có hơn 1.000 người có nhu cầu xuất khẩu lao động. Như vậy còn khoảng chừng 15.000 người trở về quê chưa biết họ phải làm gì !?

Chắc chắn là có mấy việc này diễn ra mà các cấp ngành cần chuẩn bị sự quan tâm để hỗ trợ cho họ.

Những người đi làm công nhân trong các nhà máy ở phía nam phần lớn là người ở các vùng nông thôn. Giờ trở về quê, không biết họ đã tích lũy được bao nhiêu với nguồn thu nhập của “công nhân giá rẻ” (từ này được dùng cho cả thị trường lao động Việt Nam chứ không riêng gì Thừa Thiên Huế). Với mặt bằng vật giá cao ở các đô thị phía nam, có lẽ họ không tích lũy được nhiều. Giả sử như họ cần vốn để làm ăn, sản xuất ở nông thôn, buôn bán nhỏ… thì nguồn vốn kiếm từ đâu? Có thể từ các ngân hàng chính sách, các ban ngành, hội đoàn (như các hội Nông dân, Phụ nữ... đều có nguồn vốn cho vay) tìm cách hỗ trợ để họ được vay vốn. Đối với các ngân hàng thương mại, nếu không có tài sản thế chấp thì khó mà tiếp cận được đồng vốn của họ. Cho nên, một bài toán cũng cần sự hỗ trợ của gia đình bằng tài sản thế chấp.

Có vốn là một việc, nhưng không có đất thì làm gì được? Đây cũng là một bài toán khó khăn. Nông nghiệp là một ngành ít sinh lợi lại gặp nhiều rủi ro nên chuyện đi thuê đất để làm ăn lại càng rủi ro hơn. Vì vậy chính quyền ở nơi nào có thể, hỗ trợ cho họ bằng quỹ đất dự phòng 5%. Những vùng đất “khô cằn sỏi đá” lâu nay chẳng làm gì được thì có thể nghiên cứu đầu tư hạ tầng cần thiết để tạo thêm quỹ đất sản xuất. Rồi cũng phải tính toán khai thác thêm mặt nước đầm phá, công ăn việc làm trên sông hồ, trên biển. Tất cả những việc này cần phải đẩy mạnh đào tạo nghề.

Quan sát trên thị trường lao động vài năm nay, người viết bài này nhận thấy, khi thị trường xây dựng bùng nổ thì những nghề như thợ nề, thợ sắt, nhôm kính, thợ điện nước (gồm có thợ chính và thợ phụ) nhu cầu thị trường rất cao. Tất cả những nghề này đều phải cần được đẩy mạnh đào tạo.

Nói chung, về quê được trong đại dịch đã mừng. Nhưng tương lai chưa hẳn chỉ là những điều tốt đẹp đang chờ đón. Cả những người trở về (không có ý định quay trở lại nơi làm việc cũ), người thân, cộng đồng xã hội, chính quyền cùng chung tay gánh vác thì may ra bài toán lao động mới giải được.

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Thông báo tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế (Agribank chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế) thông báo tuyển dụng lao động đợt 1...

Thông báo tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024
Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân

Sáng 24/4, tại Khu công nghiệp huyện Phong Điền, Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề "Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và Tháng Công nhân với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân
Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững

Chiều 23/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt Chương trình), đồng thời đưa ra những giải pháp giảm nghèo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian đến.

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững
Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn
“Liều thuốc bổ” của mạ

Dù một năm về quê rất nhiều lần, nhưng mỗi lần gói ghém đồ đạc để về nhà mẹ con tôi đều bồi hồi, nôn nao khó tả. Chẳng cần gọi như “hò đò” vào mỗi buổi sáng, mới hơn 5 giờ sáng, tôi đang cựa mình để xem giờ thì lanh lảnh bên tai giọng con trai tỉnh rót, chẳng có chút gì ngái ngủ của một đứa trẻ 5 tuổi khi thức dậy sớm. Mấy giờ rồi mẹ, sáng chưa, để con dậy đi về ngoại… Những câu hỏi cứ dồn dập, cùng với hành động bật dậy dứt khoát, đi thẳng vào nhà vệ sinh để đánh răng, rửa mặt của cu cậu càng khiến niềm vui, sự háo hức khi chuẩn bị về quê của tôi được nhân lên.

“Liều thuốc bổ” của mạ
Return to top