ClockThứ Bảy, 02/03/2024 06:56

Xử phạt nồng độ cồn có vi phạm nhân quyền?

TTH - Dịp Tết Giáp thìn 2024, người ta bàn nhiều về kiểm tra nồng độ cồn (NĐC) và những câu chuyện về liên hoan, gặp mặt, tất niên cuối năm… với những hạn chế khi uống bia, rượu. Chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu như không có kiểm tra gắt gao của cảnh sát giao thông (CSGT) và phản ứng cho đó là vi phạm nhân quyền.

Mười ngày, hơn 600 trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị xử phạtTiếp tục kiểm tra nồng độ cồn tài xế xe khách, xe buýtPhát hiện ma túy khi tuần tra, xử lý nồng độ cồn

CSGT Công an TP. Huế kiểm tra nồng độ cồn chủ phương tiện tham gia giao thông. Ảnh: ANH PHONG 

Dư luận phần lớn ủng hộ việc kiểm tra nghiêm túc của CSGT, hạn chế tai nạn, kiểm soát được “ma men”. Cũng có không ít người cho rằng làm hơi “quá gắt”, không “du di 3 ngày tết”, thiếu “vị men” liên hoan, gặp mặt, tất niên làm mất vui, mất khí thế cuối năm. Đáng chú ý có người còn cho việc kiểm tra và xử phạt là quá đáng, có dấu hiệu vi phạm nhân quyền. Người ta lên tiếng “cần hủy bỏ ngay việc xử phạt NĐC”, “khôi phục vui chơi cho dân”. Nhóm fanpage của Việt Tân lập tức tung hứng đưa lên thành vấn đề lớn: Vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Họ nêu ra lập luận rằng: “Quyền uống rượu để vui sống, là quyền được sống tự do” và lấy sử dụng súng đạn ở Mỹ còn nguy hiểm hơn nhưng không bị cấm. Họ cũng không quên viện dẫn ra vô số lý do về luật pháp Mỹ cho phép sử dụng súng đạn và xem đây mới thật sự là nhân quyền và “quyền tự do” của người dân? Thiết nghĩ nhân quyền là “quyền được sống”, được hưởng an toàn, bình yên mới là nhân quyền thực sự!

Kiểu tư duy không phân biệt hoàn cảnh, điều kiện văn hóa, chính trị và pháp luật của mỗi nước nghe chừng khó chấp nhận. Lại càng không thể được khi đưa pháp luật nước này gán vào nước kia đưa ra so sánh một cách khập khiễng. Bạo lực súng đạn đang là vấn đề đáng báo động với những vụ xả súng giết người hàng loạt ở Mỹ và các nước. Luật pháp Mỹ không thể cấm việc sở hữu hay mua bán vũ khí, bởi sở hữu súng đạn đã ăn sâu vào văn hóa, xử sự xã hội và luật pháp xứ sở này. Đó là một ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận khổng lồ nên nhiều tổ chức, cá nhân của bất cứ đảng nào cầm quyền cũng không thể đưa ra luật cấm sở hữu súng đạn. Mới nhất, vụ xả súng ngày 14/2/2024 làm 1 người thiệt mạng, hơn 20 người bị thương, tại thành phố Kansas; vậy mà Tổng thống Biden, dù coi đây “thực sự gây sốc và phải có hành động”. Nhưng “hành động” cũng chỉ là kêu gọi “cấm súng trường tấn công, hạn chế băng đạn sức chứa lớn”. Tóm lại là hạn chế, không có giải pháp nào hơn thế! Sự bất lực của người đứng đầu Nhà trắng nói lên rằng: Hệ thống chính trị Mỹ lâu nay bị chi phối bởi một thứ “siêu nhân quyền” của “thế giới tự do”.

Không chỉ Việt Nam, luật pháp các nước đều quy định xử lý vi phạm NĐC ở mức độ khác nhau, trong đó Mỹ, Anh, Pháp, Nhật… đều là những quốc gia quy định khắt khe, xử phạt nặng đối với vi phạm này. Vậy mà vẫn có người dám to tiếng rêu rao chính quyền “vi phạm nhân quyền” khi xử phạt vi phạm NĐC. Đòi hỏi về một xã hội “thượng tôn pháp luật” mà lại hô hào như vậy chẳng qua chỉ là nhằm mục đích xấu. Singapore là một điển hình về chính sách với bia rượu và xử lý vấn nạn “ma men”. Chỉ những công ty có giấy phép của Cơ quan Môi trường Quốc gia mới được phép bán bia rượu, mức thuế cao đến 200% và giá rượu cao nhất thế giới. Người dân Singapore không được phép mua bán và uống rượu bia nơi công cộng hàng ngày từ 22:30 - 07:00 hôm sau. Vi phạm có thể bị phạt tới 10.000 SGD, tước giấy phép kinh doanh và bị án tù ít nhất từ 3 tháng trở lên.

Có nhiều người còn nêu lý do chưa có căn cứ khoa học chứng minh người sử dụng có NĐC là nguyên nhân gây ra tai nạn. Đó cũng là lý lẽ biện hộ cho phản bác của họ, thế nhưng báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam tháng 10/2023 cho biết: Mỗi năm có tới 34% số ca tử vong do va chạm giao thông đường bộ ở Việt Nam có liên quan đến rượu bia và con số này tăng cao vào các ngày lễ, tết. Đó là báo cáo của một tổ chức quốc tế và con số hơn một phần ba kia có thể xem rượu bia có phải là nguyên nhân hay không? Con số này có thể còn cao hơn khi mà thống kê chưa đề cập hết tệ nạn uống rượu ở vùng sâu, vùng xa không chỉ là tai nạn giao thông (TNGT) mà còn phát sinh ra nhiều hệ lụy xã hội khác. Cũng có người trích dẫn con số TNGT do bia rượu trong dịp tết vừa qua là quá nhỏ so với các tai nạn khác! Điều đó không có gì khó hiểu. CSGT không quyết liệt kiểm tra NĐC, thì con số đó không chỉ như vậy mà còn cao gấp bội lần!

Về kiểm tra và xử phạt “vi phạm NĐC” ở Việt Nam là “dấu hiệu vi phạm nhân quyền” của một đất nước? Trước hết, phải xác định việc xử lý vi phạm NĐC đã được quy định trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia do Quốc hội ban hành năm 2019. Theo đó, các hành vi bị cấm ở Điều 5, Khoản 6: “Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có NĐC” và mức phạt được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Đã trở thành luật và được tuyên truyền rộng rãi, cảnh báo, xử lý công khai từ nhiều năm nay, không phải đến bây giờ mới có lệnh cấm và xử phạt. Do có những phức tạp nên gần cuối năm Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành công điện về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết và Lễ hội xuân 2024, trong đó yêu cầu tăng cường kiểm tra NĐC.

NGUYỄN PHƯỚC KHÁNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hai vợ chồng cho vay lãi suất “cắt cổ” lãnh án

Sáng 15/3, Tòa án Nhân dân tỉnh đưa ra xét xử sở thẩm vụ án “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” đối với 2 vợ chông Lê Văn Cầm và Nguyễn Thị Diệu Hiền (cùng SN 1987, cùng trú 3/113 Đào Duy Anh, phường Thuận Lộc, TP. Huế).

Hai vợ chồng cho vay lãi suất “cắt cổ” lãnh án
Nhà máy chưa được nghiệm thu đã phát điện

Công ty CP Thủy điện Sông Bồ đã chấp hành nộp phạt số tiền 210 triệu đồng theo quyết định xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh. Tuy nhiên, số tiền thu lợi bất hợp pháp đối với hạng mục vi phạm có được từ hoạt động phát điện vẫn chưa được xác định.

Nhà máy chưa được nghiệm thu đã phát điện
Return to top